Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da an toàn cho trẻ

Khi là cha mẹ, bạn hẳn sẽ muốn dành điều tốt nhất cho trẻ, bao gồm cả việc tìm cho trẻ các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất. Tuy nhiên, để biết được nên lựa chọn sản phẩm nào cho bé không phải là điều dễ dàng. Một số thành phần sẽ khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng và một số loại thậm chí còn được cơ thể bé hấp thu. Vì lý do này, việc hiểu rõ thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da là vô cùng quan trọng.

Lựa chọn sản phẩm an toàn

Có rất nhiều sản phẩm an toàn mà bạn có thể dùng cho trẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến các bác sỹ về quy trình chăm sóc da hàng ngày cho bé cũng như quy trình chăm sóc da trước khi đổi sang một sản phẩm chăm sóc da mới.

Dưỡng ẩm

Không phải tất cả các trẻ đều cần dưỡng ẩm da. Các mảng da khô thường sẽ tự động biến mất. Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn dưỡng ẩm da cho trẻ, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dạng mỡ, ví dụ như thạch petroleum là loại rẻ tiền nhưng có hiệu quả dưỡng ẩm cao nhất.

Tuy nhiên, một số phụ huynh và trẻ không thích cảm giác nặng sau khi thoa kem dưỡng ẩm dạng mỡ. Trong trường hợp này, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dạng kem. Loại kem dưỡng ẩm này sẽ cần được thoa thường xuyên hơn để thu được hiệu quả dưỡng ẩm tương tự như dạng mỡ.

Chống nắng

Kem chống nắng không nên được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng. Với những trẻ trên 6 tháng, kem chống nắng nên được thoa tại các vùng da không được che chắn kỹ à phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nên lựa chọn các loại kem chống nắng có nền khoáng, hay còn gọi là kem chống nắng vật lý giúp ngăn chặn tia UV. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị nên lựa chọn kem chống nắng có chứa kẽm oxit hoặc titan oxit cho trẻ để làm giảm nguy cơ kích ứng da.

Các sản phẩm sử dụng lúc tắm

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng một lượng nhỏ sữa tắm nhẹ có độ pH trung tính cho trẻ. Bạn cần kiểm tra xem trong sản phẩm có chứa các chất phụ gia có tác dụng mạnh như cồn và chất tạo mùi hay không, bởi những thành phần này có thể sẽ làm khô da hoặc gây kích ứng.

Hiểu rõ nhãn sản phẩm

Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ nhỏ được khẳng định là an toàn hơn nhờ các lời quảng cáo như “không gây dị ứng”, “tự nhiên”, “dịu nhẹ”, “hữu cơ/organic”. Nhưng những lời quảng cáo này thực sự có ý nghĩa gì?

Tại Mỹ FDA sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về các sản phẩm này. FDA sẽ có các biện pháp cần thiết khi có nhiều bằng chứng cho thấy rằng một dòng sản phẩm nào đó đang có sai sót. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng các sai sót liên quan đến các sản phẩm chăm sóc da trẻ em thường sẽ không được báo cáo. Do vậy việc kiểm soát chất lượng của các sản phẩm này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Trên thực tế, nghiên cứu năm 2018 trên 438 sản phẩm chăm sóc da trẻ em tại Anh chỉ ra rằng những sản phẩm được gắn mác “nhạy cảm”, “dịu nhẹ”, “hữu cơ/organic” hoặc “không mùi thường có nhiều khả năng gây kích ứng da hơn những sản phẩm không gắn mác này.

Các thành phần nên tránh

Mặc dù cơ địa của mỗi trẻ là khái nhau nhưng có một số thành phần nên tránh trong mọi sản phẩm. Những thành phần này bao gồm các chất dễ gây kích ứng, dị ứng hoặc có thể hấp thu qua da.

Chất tạo mùi

Mọi người đều thích một em bé có mùi thơm. Do đó, các chất tạo mùi thường là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Nghiên cứu năm 2018 trên 533 sản phẩm dành cho trẻ em chỉ ra rằng gần một nửa số sản phẩm có chứa chất tạo mùi hoặc nước hoa.

Các chất tạo mùi có thể gây ra các phản ứng dị ứng, bao gồm mẩn đỏ, và các vấn đề về thở. Nếu trẻ nhạy cảm với các sản phẩm có mùi hương thì bạn cần lựa chọn các loại xà phòng hoặc các chất dưỡng ẩm không chứa các từ như: hương thơm, nước hoa, hỗn hợp tinh dầu, có mùi.

Mùi hương cũng có thể được liệt kê dưới dạng các thành phần cụ thể, ví dụ như amyl cinnamal.

Màu nhân tạo.

Đa số các chất phụ gia tạo màu và màu nhân tạo đều được kiểm soát chặt chẽ bởi FDA và cần được chấp thuận trước khi đưa vào các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm tạo màu đều được trải qua quy trình kiểm định của FDA. Các loại màu không cần trải qua kiểm định bao gồm các loại màu khoáng, màu từ thực vật hoặc màu từ động vật.

Paraben

Paraben cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm như một chất phụ gia. Đây là thành phần phổ biến trong các loại sản phẩm làm sạch, ví dụ như xà phòng hay dầu gội.

Paraben là thành phần gây kích ứng da phổ biến do vậy các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ cần tránh sử dụng paraben. Paraben cũng rất dễ hấp thu qua da. Tiếp xúc trong thời gian dài với paraben có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá và điều hoà hormone, do vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm có chứa paraben.

Phthalate

Phthalate là chất hoá học được sử dụng trong một số sản phẩm mĩ phẩm. Mặc dù cơ chế tác động lên sức khoẻ chưa rõ ràng nhưng một số nghiên cứu gợi ý rằng phơi nhiễm với phthalate có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, tình trạng dị ứng và sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để kiểm soát việc sử dụng phthalate trong các sản phẩm mĩ phẩm.

Formaldehyde

Formaldehyde và các chất phụ gia giải phóng ra formaldehyde thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm mĩ phẩm, bao gồm xà phòng cho trẻ dạng lỏng và giấy ướt cho trẻ. Đây là thành phần được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng sẽ gây kích ứng da và phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.

Mặc dù liều formaldehyde sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da thường khá an toàn, tuy nhiên sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như hen suyễn và ung thư.

Propylene glycol

Propylene glycol là một loại cồn thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Propylene glycol có tác dụng làm mềm da nhưng cũng là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng và dị ứng.

Sulfate

Sulfate là một thành phần mạnh cần tránh. Sulfate thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm chắm óc da như dầu gội và sữa tắm. Sulfate không hẳn là không an toàn nhưng có thể gây kích ứng tạm thời. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu như đỏ da, khô da hoặc ngứa sau khi tắm, hãy kiểm tra thành phần tắm của trẻ và nên cân nhắc đổi sang dòng sản phẩm khác không chứa sulfate.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc da cho bé trong mùa đông

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm