Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý gì khi cho trẻ ăn nội tạng động vật?

Nội tạng động vật thường được xem là những thực phẩm chứa những chất độc hại. Thực tế, nếu được lựa chọn và biết chế biến thì sẽ mang đến lợi ích dinh dưỡng không nhỏ cho trẻ em.

Giá trị dinh dưỡng của nội tạng động vật

Theo ThS.BS Mai Quang Huỳnh Mai -  Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, nội tạng động vật chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặt biệt là gan. Gan không chỉ là nguồn vitamin A tuyệt vời, mà còn chứa các yếu tố vi lượng khác như: Folate, sắt, chromium, đồng, kẽm... góp phần cải thiện huyết sắc tố cho những người bị thiếu máu.

Còn não động vật là nguồn acid béo omega-3 phong phú. Omega-3 hỗ trợ sự phát triển trí não, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện thị lực cho trẻ.

Gan là cơ quan giàu dinh dưỡng nhất trong các loại thịt nội tạng

Trong khi tim là cũng nguồn cung cấp folate, sắt, kẽm và selen dồi dào. Nó còn là kho chứa vitamin nhóm B (B1, B6, B12), không chỉ quan trọng với sự phát triển của thể chất, mà còn cần thiết cho bão bộ, hệ thần kinh và tinh thần của trẻ. 

Tim động vật còn là nguồn cung cấp coenzyme Q10 (một chất như vitamin được sử dụng để sản xuất năng lượng trong tế bào). Theo nghiên cứu, sự thiếu hụt coenzyme Q10 có thể đóng góp vào sự phát triển của chứng đau nửa đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn nội tạng động vật

Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ ăn nội tạng động vật. Bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Một điều đặc biệt cần lưu ý nữa là khả năng nhiễm độc khi ăn nội tạng. Nếu con vật bị nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc chất độc thì không chỉ nội tạng mà thịt động vật cũng có thể bị nhiễm theo.

Vì vậy, bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo trước khi cho trẻ ăn nội tạng động vật, cha mẹ nên:

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng... Tốt hơn hết, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi có ý định cho trẻ ăn bất cứ loại thực phẩm lạ nào.
 

- Chọn mua nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín. Con vật có khỏe mạnh thì thịt và nội tạng của chúng mới an toàn.

- Tuân thủ nguyên tắc “Ăn chín uống sôi” trong chế biến.

- Nội tạng là nguồn cung cấp chất đạm và béo là chủ yếu, nên khi ăn phải cân đối khẩu phần. Một phần ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, đạm, béo, vitamin & chất xơ.

- Không nên ăn quá 2 ngày/ tuần, khoảng 30-50gr/lần để tránh gây gánh nặng cho thận của trẻ.

- Không nên dùng cật, thận, mắt động vật và gan cá biển.

Nếu trẻ không bị dị ứng với loại thực phẩm nào thì có thể bắt đầu tập ăn từ 6 tháng tuổi.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn nội tạng động vật như thế nào để không phải nhập viện?

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/01/2025

    Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

    Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

  • 25/01/2025

    Tết khỏe mạnh cho người cao tuổi

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.

  • 24/01/2025

    Ngày Tết, ăn dưa hành muối thế nào để tốt cho sức khỏe?

    Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.

  • 24/01/2025

    Mẹo đối phó với căng thẳng ngày Tết - Tận hưởng không khí lễ hội mà không lo ảnh hưởng sức khỏe

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.

  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

Xem thêm