Bạn có biết, trong số những người đủ điều kiện hiến máu, chỉ có dưới 10% số người hiến máu mỗi năm. Nếu bạn là một trong số ít người đó thì xin cảm ơn bạn! Một đơn vị máu toàn phần có thể cứu sống tới ba người. Lý do khiến mọi người đi hiến máu phổ biến nhất là để giúp đỡ người khác, nhưng có rất nhiều lợi ích khác cho người hiến máu.
Hiến máu mang lại niềm vui và hạnh phúc
Hiến máu là một cử chỉ của lòng vị tha. Các nghiên cứu cho thấy hiến máu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất, một trong số đó là làm giảm huyết áp. Việc hiến máu cũng có thể giúp gia tăng những suy nghĩ và tinh thần tích cực.
Kiểm tra sức khỏe miễn phí
Mỗi người hiến phải trải qua đánh giá sức khoẻ trước khi cho máu. Bao gồm kiểm tra huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể và nồng độ huyết sắc tố. Một số nơi cũng kiểm tra cholesterol của bạn. Điều này không thể thay thế cho một cuộc kiểm tra sức khoẻ kỹ lưỡng, nhưng hiến máu có thể cung cấp thông tin hữu ích về sức khỏe của chính bạn. Bạn có cơ hội để hạ huyết áp hoặc cholesterol máu sớm nếu bạn biết về tình hình sức khỏe của bạn.
Tìm hiểu xem bạn có bị thiếu máu không
Xét nghiệm huyết sắc tố được thực hiện như một phần của quy trình trước khi hiến và cho bạn biết liệu bạn có bị thiếu máu hay không. Đây là tình trạng không có đủ các tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Theo một khảo sát năm 2016 thì 5,6% dân số Hoa Kỳ bị thiếu máu tương đương 18 triệu người. Đây có thể là tình trạng thiếu máu mãn tính tiềm ẩn hoặc thiếu vitamin và có thể gây ra nhịp tim không đều. Tuy nhiên tình trạng này thường dễ dàng điều trị.
Giảm nồng độ sắt trong cơ thể
Đây không phải là một vấn đề lớn đối với những người khỏe mạnh nói chung, nhưng đối với 1 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh hemochromatosis di truyền thì đây là một vấn đề. Những người bị bệnh hemochromatosis có hàm lượng sắt cao có thể gây tổn thương các cơ quan. Điều trị bệnh hemochromatosis bằng cách thường xuyên lấy máu ra khỏi cơ thể. Mỗi lần hiến máu toàn phần sẽ loại bỏ 225 đến 250 mg sắt. Và những bệnh nhân Hemochroomatosis thực sự nhận được nhiều ợi ích từ việc hiến máu. Nhưng nhớ đến gặp bác sĩ trước khi bạn muốn hiến máu nếu mắc bệnh.
Kiểm tra xem bạn có bị bệnh lây truyền qua tình dục (STD) không
Sau khi lấy, máu sẽ được kiểm tra một loạt các bệnh khác nhau, bao gồm giang mai và HIV, và sẽ báo kết quả lại cho bạn. Các xét nghiệm được sử dụng là siêu nhạy và nếu có kết quả dương tính, họ sẽ kiểm tra lại cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có hoặc có nguy cơ mắc STD, hãy gặp bác sĩ chứ không phải là một trung tâm hiến máu. Đừng sử dụng hiến máu như cách sàng lọc STDs. Hãy trả lời trung thực các câu hỏi về hoạt động tình dục của mình; các trung tâm có thể giới thiệu bạn đến những nơi có thể thực hiện các xét nghiệm STD.
Kiểm tra nếu bạn có các bệnh truyền nhiễm khác
Hiến máu không chỉ được xét nghiệm STDs, mà còn được xét nghiệm cả viêm gan B và C. Đừng quá lo lắng nếu bạn có kết quả dương tính, vì bạn có thể nhận trợ giúp y tế giúp tìm hiểu thêm về các triệu chứng, phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm này.
Tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn
Một nghiên cứu cho thấy những người bị tăng huyết áp sau khi hiến máu 4 lần đã thấy huyết áp giảm đi đáng kể. Cũng có giả thuyết cho rằng nồng độ sắt cao hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim của bạn. Dù vậy không nên bỏ qua các phương pháp điều trị khác.
Đốt cháy calo
Lượng calo không quá nhiều để giúp bạn giảm cân. Vì vậy, đừng biến điều này thành lý do chính của bạn để đi hiến máu.
Hiến máu sẽ cho bạn biết nhóm máu của mình. Điều này có thể có ích trong trường hợp tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Tuy nhiên, nếu bạn không nhớ nhóm máu của mình thì, nhân viên y tế có thể xác định giúp bạn. Nhóm máu của bạn cũng có thể tiết lộ bí mật về bạn.
Việc hiến máu là một hành động có ý nghĩa
Mặc dù việc hiến máu là ẩn danh, nhưng đã có những ứng dụng của Viện Huyết học truyền máu TW đỏ khiến bạn biết được máu bạn hiến đã được sử dụng trong thời gian thực. Rất nhiều điều để tạo thêm sự gắn kết giữa người cho và người nhận trong khi vẫn duy trì tình trạng ẩn danh. Điều đó khiến người hiến cảm thấy bản thân đã làm được một điều hữu ích và có ý nghĩa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 điều bạn cần biết trước khi hiến máu
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh