11 cách khiến bạn biến thành nạn nhân của thời trang
Trang phục cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Tìm hiểu ngay 11 cách trang phục gây hại cho sức khỏe:
Chất liệu độc hại
Các loại vải nhân tạo như polyester, nylon, rayon và acrylic đều có thể dùng thuốc nhuộm và hóa chất. Không chỉ vậy, chúng còn có thể chứa nhiều chất chống thấm, chất chống côn trùng, chất chống cháy, chống thấm nước, chống mồ hôi, chống tĩnh điện, chống bám dính, chống co lại... tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Các chất này có thể đi qua da và xâm nhập vào máu, nhẹ thì gây phát ban, ngứa ngáy, nặng có thể làm tăng nguy cơ bệnh mạn tính nguy hiểm.
Giày cao gót
Là món đồ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ, giày cao gót còn có thể gây hại theo nhiều cách. Đi giày cao gót thường xuyên có thể gây phồng rộp gót chân, cản trở lưu thông máu gây đau đầu, đau các cơ bắp ở chân. Lạm dụng giày cao gót cũng làm tăng nguy cơ vấp ngã, tổn thương cột sống và viêm khớp.
Quần jean bó
Mặc quần jean bó sát có thể làm tổn thương cơ và các sợi thần kinh ở chân. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
Chất tẩy giặt quần áo
Trong xà phòng, bột giặt, nước tẩy, nước xả… quần áo có chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là các chất gây ung thư như 1,4-dioksan, Nonylphenol ethoxylate, Alcohol ethoxylates, chất ổn định... Chúng cũng là nguyên nhân gây phát ban, đỏ da, ngứa ngáy ở trẻ nhỏ và những người có cơ địa da nhạy cảm.
Quần áo bẩn
Trang phục bẩn, không được giặt sạch thường xuyên chính là ổ virus, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Quần lót thongs
Đây là loại quần lót được thiết kế không che phủ hết phần mông. May đáy quần chỉ là 1 sợi dây mảnh được ôm từ dưới đáy và mở rộng ra khi lên cao tới lưng quần. Vì vậy, nó còn được gọi là quần lọt khe. Chất liệu làm nên quần lót thongs thường không thoáng khí, không thể giữ được độ ẩm và có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm men...
Túi xách cồng kềnh
Đeo một chiếc túi lớn và đi bộ hoặc đeo trong thời gian dài sẽ làm vai bạn bị lệch, vẹo xương sống, viêm khớp, làm xấu dáng đi...
Dép tông
Đi dép tông lâu dài có thể gây chấn thương mắt cá chân, gây đau và biến dạng ngón chân, đau gót chân, viêm cơ mạc bàn chân...
Quần áo bó cơ (compression)
Đây là dòng quần áo thường dùng trong khi tập luyện thể dục thể thao để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, mặc quần áo bó cơ trong thời gian dài có thể gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi, gây khó khăn cho tiêu hóa và bó các dây thần kinh. Thậm chí, nó làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch và các cục máu đông. Loại trang phục này còn giữ độ ẩm trên da lớn, nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát ban.
Vải không nhăn
Loại vải để thiết kế trang phụ không nhăn có thể được sử dụng 1 lớp formaldehyde - một chất gây ung thư được biến đến rộng rãi.
Hàng thùng
Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có thể tồn tại trên quần áo trong một khoảng thời gian dài. Vậy nên, việc mặc quần áo cũ của người khác có thể khiến bạn có nguy cơ gây bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm bạn với giày cao gót
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.