Nghệ: Ngoài các đặc tính chữa bệnh tuyệt vời, nghệ còn được biết đến với công dụng giảm viêm và giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ấm. Bạn có thể thêm nghệ vào sữa ấm và uống một ly mỗi ngày.
Gừng: Đây là thực phẩm có tính chất sinh nhiệt nên ăn vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và cúm trong mùa Đông, cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Uống mật ong khi thời tiết trở lạnh vừa tăng cường miễn dịch, lại có thể giúp giữ ấm cơ thể.
Quế: Quế có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tạo ra nhiều nhiệt giúp giữ ấm cơ thể. Chỉ cần thêm một chút quế vào cà phê hoặc sữa là có thức uống vừa thơm ngon lại giúp giữ ấm cơ thể.
Hạt vừng: Hạt vừng có tác dụng chữa các bệnh mạn tính như viêm phổi, viêm phế quản và hen suyễn. Cả hai loại hạt vừng trắng và đen đều có khả năng làm ấm cơ thể khi ăn.
Trái cây khô: Ăn một lượng trái cây khô vừa phải có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, trái cây khô cũng có tác dụng chữa thiếu máu và các bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin khác.
Nhụy hoa nghệ tây (Saffron): Với đặc tính cay nóng, nhụy hoa nghệ tây có tác dụng giữ ấm cơ thể trong mùa Đông. Bạn có thể sử dụng hàng ngày kèm với sữa hoặc pha với nước uống.
Trứng: Trứng là nguồn cung cấp dồi dào protein và vitamin, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng trong mùa Đông. Trứng cũng có tác dụng tăng cường tích trữ năng lượng giữ ấm cơ thể.
Hạt tiêu: Hạt tiêu đen hoặc tiêu trắng đều có thể làm cơ thể ấm lên. Các chất oxy hóa có trong hạt tiêu rất hữu ích để phòng ngừa ho và cảm lạnh trong mùa rét.
Soup nóng: Tô súp nóng có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, giúp chống ho và cảm lạnh.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 loại thực phẩm bất ngờ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông này.