Các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer thường khó để phân biệt với triệu chứng của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, có một số biểu hiện là dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này, đặc biệt là khi chúng kéo dài và bắt đầu làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày. Nếu được chẩn đoán sớm, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát đáng kể, từ đó giúp cuộc sống của bệnh nhân và gia đình của họ trở nên tốt đẹp hơn.
Mất trí nhớ trầm trọng
Tình trạng mất trí nhớ dai dẳng, tiến triển, vượt quá mức bình thường của một người và làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày là triệu chứng ban đầu quan trọng nhất của bệnh Alzheimer. Bệnh nhân có thể quên những ngày và cuộc hẹn quan trọng, cứ hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau. Họ có thể ngày càng phải dựa vào viết sẵn lời nhắc nhở bằng văn bản hoặc trên thiết bị điện tử để đối phó với vấn đề này.
(Ảnh: Istockphoto)
Đặt đồ vật sai vị trí
Những người bị bệnh Alzheimer có thể thường xuyên đặt nhầm đồ đạc. Không giống như chứng đãng trí lành tính ở mọi lứa tuổi, họ có thể để đồ đạc ở những nơi không hợp lý, chẳng hạn như ví lại đặt trong hộp đựng đồ ăn tại nhà bếp. Họ cũng phải rất vất vả mới có thể tìm lại các bước để xác định vị trí các đồ vật bị mất. Trong những tình huống như vậy, họ thậm chí có thể cho rằng thành viên trong gia đình lấy cắp tài sản của mình.
Khó sắp xếp suy nghĩ hay lên kế hoạch
Người mắc bệnh này thường cảm thấy khó tập trung và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc so với trước đây. Thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nhiều hơn một bước hoặc làm nhiều việc cùng một lúc là điều đặc biệt khó chịu. Khả năng xử lý những suy nghĩ trừu tượng của họ cũng ngày càng kém đi.
Khó hoàn thành nhiệm vụ quen thuộc
Những công việc hàng ngày cũng trở nên khó thực hiện với người mắc bệnh Alzheimer. Họ có thể quên cách pha cà phê vào buổi sáng, không nhớ trang phục mình nên mặc hoặc cách buộc dây giày. Họ có thể không nhớ được đường đi đến một địa điểm quen thuộc, quên cách mua hàng hay luật lệ của một trò chơi mình yêu thích.
(Ảnh: Istockphoto)
Định hướng thời gian và địa điểm
Người mắc Alzheimer thường không xác định được ngày tháng, mùa và thời gian đã trôi qua. Họ có thể yêu cầu được ăn vào những thời điểm không thuận tiện, hoặc nghĩ rằng họ đang ở nhà hàng xóm trong khi vẫn ở nhà. Bệnh nhân dễ đi lạc, hoặc chật vật mới có thể trở về nhà sau khi đi dạo. Tình trạng đi lang thang không mục đích ở những người này cũng là điều thường gặp.
“Vật lộn” với quản lý tài chính
Khó khăn với những con số và những phép tính đơn giản khiến bệnh nhân ngày càng khó xử lý tài chính cá nhân. Họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn và mua sắm trực tuyến.
Trở ngại trong cảm quan không gian
Bệnh nhân có thể gặp khó khăn kể cả khi di chuyển trong nhà. Nếu phải di chuyển đến một địa điểm mới và không quen thuộc, điều này sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách và phân biệt độ tương phản màu sắc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe an toàn của họ.
Khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ
Người sống chung với bệnh Alzheimer thường gặp khó khăn khi tham gia hoặc theo dõi một cuộc trò chuyện. Họ thường xuyên tạm dừng và mất nhịp với chuỗi trò chuyện. Điều này có thể dẫn đến việc họ tự lặp lại điều mình nói. Họ cũng có thể biến tấu, tạo ra từ mới để mô tả sự vật sự việc vì không nhớ được tên gọi chính xác.
Phán đoán kém
Bệnh nhân Alzheimer có thể mặc quần áo không phù hợp với mùa, hoặc cư xử không phù hợp trong các dịp giao lưu xã hội. Một biểu hiện khác là chi tiêu “quá tay” mà không hiểu nhu cầu hoặc hậu quả, dễ dẫn đến kiệt quệ tài chính. Ngoài ra, họ có thể không quan tâm đến vệ sinh cá nhân thường ngày.
Rút lui và cô lập bản thân khỏi xã hội
Họ có thể mất hứng thú trong việc duy trì tương tác với các thành viên trong gia đình và xã hội, kể cả đối với người mà họ từng yêu quý và hay trò chuyện. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ cá nhân và công việc của họ.
Thay đổi tâm trạng và tính cách
Bệnh nhân có thể trở nên thờ ơ, bối rối, trầm cảm, sợ hãi hoặc lo lắng. Nghi ngờ và hoang tưởng là 2 hiện tượng phổ biến. Một số người thậm chí còn mắc phải hội chứng Capgras, là tình trạng bệnh nhân có niềm tin phi lý rằng ai đó mà họ biết đã bị thay thế bởi một kẻ mạo danh. Điều này gây ra không ít khó khăn và tổn thương cho các thành viên trong gia đình của họ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lời khuyên hữu hiệu khi giao tiếp với người bệnh Alzheimer.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.