10 dấu hiệu chị em cần biết để sớm phát hiện ung thư phụ khoa
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý khi những dấu hiệu này trở nên nguy hiểm, tiềm tàng bệnh ung thư.
Ung thư phụ khoa là nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, cụ thể là ung thư ở cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo và âm hộ.
Hiện nay, các bệnh ung thư phụ khoa đang có xu hướng gia tăng và bệnh nhân trẻ hóa. Các triệu chứng của bệnh ung thư phụ khoa đôi khi rất khó nhận ra, vì vậy mọi người hãy chú ý đến cơ thể mình. Nếu nhận thấy mình có nhiều hơn hai biểu hiện bất thường này thì cần phải lưu tâm và đi khám bác sĩ ngay.
Hơn 90% trường hợp được chuẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung đều có biểu hiện là chảy máu âm đạo bất thường. Nếu bạn đang ở trong thời kì mãn kinh, hãy đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các đốm máu nhỏ. Nếu chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn hãy đi kiểm tra nếu xuất hiện tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, chảy nhiều máu, chảy máu trong khi quan hệ tình dục…
2. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn bị giảm nhiều cân trong thời gian ngắn mà không do ăn kiêng hay tập thể dục thì rất có thể đó là triệu chứng sớm của bệnh ung thư phụ khoa.
3. Dịch âm đạo có màu khác lạ
Thông thường, dịch tiết âm đạo có màu trắng trong suốt hoặc hơi đặc, trắng sữa (tùy thuộc vào thời gian của chu kỳ kinh nguyệt) và tiết ra nhiều hơn vào những ngày rụng trứng. Nếu chúng đột nhiên có màu sắc khác lạ, ra nhiều, có mùi hôi khó chịu hoặc kèm theo máu thì hãy thăm khám ngay bởi đây có thể là triệu chứng ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
4. Mệt mỏi liên tục
Công việc hàng ngày cùng với bao lo toan bộn bề cho cuộc sống khiến không ít chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục, bạn ngừng đổ lỗi cho cuộc sống bận rộn, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.
5. Chân bị sưng
Nếu nhận thấy chân bỗng dưng phồng to mà không rõ nguyên nhân kèm theo những biểu hiện như bị đau, rỉ nước... thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
6. Đi tiểu nhiều lần
Khi đối diện với các loại ung thư phụ khoa, nhiều bệnh nhân có hiện tượng bàng quang bị chèn ép, gây áp lực. Nếu tình trạng này xuất hiện cùng cảm giác đau bụng, đầy hơi thì bạn nên sớm đi kiểm tra. Trừ khi bạn uống nhiều nước hoặc đang mang thai thì hiện tượng này là bình thường.
Đôi khi, triệu chứng khó tiêu, buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa. Vì thế nếu bạn bỗng nhiên bị những cơn buồn nôn dai dẳng, kéo dài hành hạ thì bạn nên đi kiểm tra bác sĩ càng sớm càng tốt.
8. Trướng bụng, bụng phình to
Thông thường, bạn sẽ có cảm giác này khi ăn no hoặc uống nhiều nước, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bụng trướng lên hơn hai tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư buồng trứng.
9. Chán ăn, ăn không ngon miệng
Nhiều người mắc ung thư buồng trứng thường thay đổi khẩu vị thất thường. Họ có thể cảm thấy chán ăn thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài khiến bạn giảm cân nhanh chóng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
10. Đau ở vùng xương chậu hoặc vùng bụng
Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu kèm theo việc khó tiêu, đầy hơi...có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng. Còn đau vùng chậu liên tục có thể là dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.