1. Thêm sữa vào cà phê và trà
(Ảnh: Pexels)
Để giữ hàm răng trắng sáng bạn cần đặc biệt lưu ý khi ăn những thực phẩm có tính axit cao, chúng có thể sẽ làm hỏng men răng của bạn. Ngoài ra, những thực phẩm có hàm lượng tannin cao như cà phê và trà cũng có thể làm ố màu răng do thay đổi độ pH trong miệng.
Do đó, bạn cần ăn kèm các thực phẩm trung tính và giàu canxi để trung hòa độ pH, như đổ sữa vào cà phê hoặc trà, hay cho thêm pho mát khi ăn nước sốt cà chua. Đặc biệt, casein trong sữa là một loại protein có khả năng làm giảm sự đổi màu của răng.
2. Thường xuyên ăn một chút dứa
(Ảnh: Pexels)
Dứa là thực phẩm duy nhất có chứa hợp chất bromelain, có tác dụng bảo vệ men răng và làm giảm các vết ố trên răng hiệu quả. Đặc tính chống viêm của nó cũng giúp giảm đau và sưng nướu răng.
3. Không sử dụng các liệu pháp trắng răng bằng cách mài mòn răng
(Ảnh: Depositphotos)
Những liệu pháp làm trắng răng thông dụng như đánh răng bằng than hay những loại kem đánh răng làm trắng răng có thể sẽ làm mài mòn và suy yếu men răng của bạn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua, đây là một trong những thành phần có tác động mạnh nhất trong quá trình vệ sinh răng miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
4. Không để miệng khô
(Ảnh: Pexels)
Bạn cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày để đảm bảo rằng tuyến nước bọt vẫn hoạt động bình thường. Nước bọt có vai trò làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn xấu, củng cố men răng với canxi và phốt pho. Nếu miệng của bạn ngừng tiết đủ nước bọt, răng sẽ bị khô, độ pH của miệng thay đổi, khiến vi khuẩn phá hủy men răng phát triển.
5. Uống rượu bằng ống hút
(Ảnh: Pexels)
Không chỉ việc bạn “uống gì” mà “uống như thế nào” cũng có thể ảnh hướng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Việc uống từng ngụm dài và giữ chất lỏng trong miệng có thể góp phần gây ra hiện tượng xỉn màu và mòn men răng vì chúng khiến răng tiếp xúc với đường và axit trong thức uống. Bằng cách sử dụng ống hút, bạn có thể ngăn các thức uống không lành mạnh tiếp xúc với răng, từ đó giảm hiện tượng ố vàng răng, sâu răng,...
6. Đánh răng trước khi đi ngủ
(Ảnh: Brightside)
Đánh răng 2 lần một ngày là rất quan trọng đặc biệt là trước khi ngủ. Khi ngủ, tuyến nước bọt sẽ hoạt động chậm lại dẫn đến các mảng bám trên răng sẽ tiếp tục tích tụ và phát triển dẫn đến khô miệng và răng nguy cơ sâu răng.
7. Sử dụng chỉ nha khoa
(Ảnh: Pexels)
Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ lớp màng sinh học giữa các kẽ răng và thúc đẩy sức khỏe nướu. Nó có thể làm sạch các mảnh thức ăn và mảng bám mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới. Tuy nhiên, đừng chỉ dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa bên dưới đường viền nướu để làm sạch hoàn toàn các mảng bám.
8. Đừng dùng lực quá mạnh khi đánh răng
(Ảnh: Reddit)
Dùng lực quá lớn khi chải răng sẽ làm tổn thương nướu khiến răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm. Nếu bạn khó có thể điều chỉnh lực tay như ý muốn khi đánh răng thì bạn nên cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng điện hoặc ít nhất hãy luôn chọn bàn chải đánh răng mềm.
9. Sử dụng miếng silicone để chống tật “nghiến răng”
(Ảnh: Depositphotos)
Thói quen nghiến răng khi đi ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về hàm như gãy răng, mài mòn răng, thay đổi cấu trúc răng,... Bạn nên cắn một miếng silicone để ngăn răng bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu thói quen này hình thành do căng thẳng, stress thì bạn nên cân nhắc việc gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu.
10. Cạo lưỡi thường xuyên
(Ảnh: Depositphotos)
Nếu không được làm sạch thường xuyên, lưỡi có thể sẽ trở thành một “ổ chứa” vi khuẩn, gây nên tình trạng hôi miệng và các vấn đề nghiêm trọng khác. Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng đồng đều, không có các phần đỏ, trắng hoặc vàng. Việc lưỡi xuất hiện những mảng bám trắng là do sự pha trộn của tế bào chết và mảnh vụn thức ăn. Bạn có thể làm sạch chúng dễ dàng bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc chỉ nha khoa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 cách dùng chanh để chăm sóc răng miệng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.