Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể phụ AY.4.2 của chủng Delta xuất hiện với khả năng lây truyền cao hơn

Mới đây, các nhà khoa học đã xác nhận một biến thể phụ của chủng Delta ở virus SARS-COV-2 với khả năng lây lan nhanh hơn tử 10-15% và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không lường. Ngày 19/10, Bộ Y Tế Israel xác nhận nước này có ca nhiễm biến thể phụ mới này đầu tiên từ một bé trai 11 tuổi đến từ châu Âu. Vào ngày 21/10, tờ New York Post đưa tin biến chủng Delta Plus (AY.4.2) được phát hiện tại Mỹ sau khi lây lan tại Anh và một số nước châu Âu. Ngoài châu Âu, Israel và Anh, Canada, Astralia, Nhật Bản, Đan Mạch, đã phát hiện các ca nhiễm biến chủng mới.

Biến thể phụ AY.4.2

Các chuyên gia mới đây đã xác nhận một loại biến thể phụ của biến thể Delta tại Vương quốc Anh, và hiện tại đang theo dõi chặt chẽ tình hình lây nhiễm của biến thể này. Theo tuyên bố mới đây của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh, biến thể phụ mới của chủng Delta virus SARS-CoV-2 được coi là mối quan tâm đặc biệt và đang được điều tra ở đất nước này. Loại biến thể phụ này được gọi với mã AY.4.2 và hiện tại đã được xác nhận là đã lây nhiễm rộng rãi trên toàn quốc.

Theo chuyên gia Fancrois Balloux của Viện Di truyền Đại học London cho biết, thông tin về biến thể phụ mới của chủng Delta có thể có khả năng lây truyền cao hơn 10%-15% so với các biến thể của chủng Delta ban đầu, và phổ biến nhất hiện có ở Anh. Theo báo cáo của Y tế công cộng Anh, 6% các xét nghiệm giải trình tự tính đến ngày 27/9 tại quốc gia này được xác nhận là dương tính với biến thể phụ mới. Tuy nhiên, các cơ quan y tế ước tính rằng các trường hợp vẫn chưa được sàng lọc hoàn toàn vì đột biến của biến thể vẫn còn nhiều thách thức để xác định chính xác trong số hàng loạt các đột biến COVID-19 trước đó.

Theo cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Scott Gottlieb cho biết, biến thể phụ mới không được coi là mối nguy ngại ngay lập tức. Tuy nhiên, Gottlieb nhấn mạnh rằng đột biến AY.4.2 nên được coi là ưu tiên hàng đầu đối với các đánh giá khẩn cấp nhằm xác định các khả năng của virus, bao gồm cả tỷ lệ lây nhiễm và phản ứng miễn dịch sẽ phản ứng như thế nào. Bên cạnh đó, các đặc điểm của đột biến mới và các biến thể khác phải được vẽ biểu đồ càng sớm càng tốt vì đã có sẵn các công cụ hiện đại ngày nay. Việc xác định biến thể phụ mới này cần có sự phối hợp của các nhà lãnh đạo và cơ quan y tế trên khắp mọi quốc gia.

Biến thể phụ mới dễ lây lan hơn so với biến thể Delta

Theo các chuyên gia về gen Viện Wellcome Trust Sanger cho biết, biến thể phụ mới AY.4.2 được xác nhận là đột biến duy nhất của coronavirus Delta subvariant có thể gia tăng về khả năng lây truyền. AY4.2 đang dần sao chép biến thể Delta ban đầu và tình trạng này rất nguy hiểm vì chỉ riêng chủng Delta đã có khả năng lây truyền cao hơn 60% so với chủng Alpha. 

Các chuyên gia cho biết thêm rằng virus corona có thể biến chuyển thành hai dạng đột biến khác nhau mỗi tháng. Theo nghiên cứu, hiện có 56 đột biến gen của chủng Delta đang tích cực lây nhiễm cho con người ngày nay, trong đó có AY.4.2 được phát hiện có đột biến trong protein gai (Spike). Thật không may, dữ liệu hiện nay về chúng vẫn còn hạn chế.

Cần được nâng lên thành mối quan tâm

Tại Australia, Trưởng ban Y tế Paul Kelly cho hay biến chủng mới đang được theo dõi sát sao tại nước này, sau khi xuất hiện tại Anh và một số nước khác như Mỹ, Đan Mạch và Israel. Các nhà khoa học tiếp tục theo dõi sát sao tình hình quốc tế về biến thể phụ mới và xem có thể xuất hiện biến chủng nào khác nữa hay không, cũng như đề cập cách xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo tờ báo Telegraph ngày 20-10 dẫn thông tin từ cuộc họp báo từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh nhấn mạnh, biến thể phụ của Delta đang "trên quỹ đạo ngày càng tăng" trên toàn quốc.

Một số nhà khoa học theo dõi virus SARS-CoV-2 cảnh báo AY.4.2 có thể lây truyền nhiều hơn từ 10 đến 15% so với biến thể Delta ban đầu đồng thời bày tỏ hy vọng chủng này có thể được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng lên thành "biến thể cần quan tâm".

Tham khảo thêm thông tin tại: Cách giảm đau nhức tay sau khi tiêm vaccine COVID-19

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm