1. Áp dụng phương pháp massage hệ bạch huyết trong 3 phút
(Ảnh: Brightside)
Massage hệ bạch huyết là phương thức đẩy lùi chứng phù bạch huyết và tăng cường quá trình thải độc của cơ thể. Kỹ thuật massage này được thực hiện như sau:
- Đan chéo tay giống hình minh họa, đặt 2 ngón tay vào 2 bên gáy
- Xoa bóp, vuốt các ngón tay dần xuống phía dưới cổ, lặp lại 10 lần
- Đặt các ngón tay vào vị trí giữa cổ, tiếp tục vuốt xuống, lặp lại 10 lần
- Đưa 2 ngón tay xuống giữa ngực, vuốt sang ngang, lặp lại 10 lần
2. Sử dụng kem chứa Vitamin K
Vitamin K chủ yếu được sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc da mang tính y tế cao. Nó có tác dụng chữa lành thương tổn, giảm sưng tấy và mẩn đỏ trên da. Vì vậy, loại vitamin này có thể được tìm thấy ở hầu hết các sản phẩm bôi bọng mắt.
3. Tiêu thụ kết hợp kali và natri
Thận của chúng ta có vai trò duy trì sự cân bằng thích hợp giữa natri, kali và nước trong cơ thể. Khi tiêu thụ quá nhiều natri, thận sẽ cố gắng cân bằng lại bằng cách giữ nước và bắt đầu khiến cơ thể ta có hiện tượng bị sưng, phù. Để tránh tình trạng này, bạn nên ăn kèm những loại thực phẩm giàu kali mỗi khi thưởng thức những món ăn mặn, chứa nhiều natri.
4. Không rửa mặt dưới vòi hoa sen
Các chuyên gia khuyên rằng việc rửa mặt nên được thực hiện ở các loại bồn rửa mặt chuyên dụng, tránh làm sạch da mặt cùng với các bộ phận khác của cơ thể dưới vòi hoa sen.
5. Giảm bớt nhiệt độ nước khi tắm
Tắm nước nóng có thể làm tăng chất lỏng và lượng máu cung cấp cho da mặt, từ đó khiến khuôn mặt của bạn rơi vào tình trạng sưng tấy. Nếu có niềm yêu thích đặc biệt với việc tắm nước nóng, hãy kết thúc việc tắm gội bằng cách rửa mặt lại bằng nước mát hơn.
6. Cân bằng lại estrogen
Khuôn mặt trở nên sưng tấy là một trong những triệu chứng của việc mất cân bằng estrogen trong cơ thể. Một số triệu chứng khác của hiện tượng này bao gồm tăng sắc tố da và xuất hiện những vết rạn da màu tím. Nếu gặp phải những tình trạng kể trên, hãy tìm cách kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn để đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng và an toàn nhất.
7. Kiểm soát lượng protein
Một trong những lý do có thể khiến khuôn mặt bạn sưng tấy là chế độ ăn uống thiếu protein. Khi cơ thể thiếu đi thành phần này, chất lỏng bên trong mạch máu có thể bị rò rỉ ra ngoài, đi vào các tế bào của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát và duy trì một chế độ ăn uống thật cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.
8. Kiểm soát các tình trạng tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể là một nguyên nhân nữa của hiện tượng sưng tấy khuôn mặt. Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm mệt mỏi, tăng cân và táo bón. Nếu có nghi ngờ mình mắc phải các chứng bệnh về tuyến giáp khi gặp các dấu hiệu trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để hết bọng mắt, quầng thâm?
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.