Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính là một bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi.

Nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam. Ngoài ra, còn có thể do uống rượu quá nhiều, sinh hoạt tình dục quá độ... Người bệnh có biểu hiện tiểu khó, ngắt quãng, nhỏ giọt và hay đi tiểu vặt, tiểu đêm kèm cảm giác đau lan tới vùng hạ bộ, có khi vùng bẹn. Khi viêm cấp tính có thể thấy tiết dịch ở lỗ niệu đạo, liệt dương, di tinh, tinh dịch có lẫn máu, đi tiểu nhiều, tiểu buốt. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như sỏi, nhiễm khuẩn tiết niệu...

Hiện nay, việc điều trị chủ yếu giúp cải thiện tình trạng tiểu tiện cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh có thể tự xoa bóp, bấm huyệt để hỗ trợ điều trị có hiệu quả. Nên tiến hành vào sáng sớm lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn 2 - 3 giờ, sau khi đã đi tiểu. Kiên trì làm thường xuyên hàng ngày.

Xoa nóng vùng bụng dưới.

Xoa bụng dưới trong 3 phút. Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải sao cho tại chỗ ấm lên là được.

Dùng ngón tay cái bấm huyệt quan nguyên trong 2 phút (khi bấm có thể theo cách ấn - nhả - ấn - nhả chùng để tăng chức năng bài tiết của nước tiểu).

Dùng ngón tay cái bấm huyệt trung cực khoảng 50 lần (cách bấm như với huyệt quan nguyên).

Hai tay vòng ra sau lưng, dùng gồ các ngón tay day ấn huyệt thận du 50 lần.

Hai tay vòng ra sau lưng, dùng tiểu ngư tế lần lượt xát từ trên xuống hai bên bát liêu đến khi vùng da nóng lên là được.

Dùng ngón tay cái ấn huyệt dương lăng tuyền 50 lần.

Dùng ngón tay cái ấn huyệt tam âm giao 50 lần.

Bấm huyệt tam âm giao.

Dùng gồ các ngón day huyệt thận du.

Dùng gồ các ngón day huyệt thận du.

Vị trí huyệt:

Quan nguyên: Dưới rốn (huyệt thần khuyết) 3 tấc.

Trung cực: Dưới huyệt quan nguyên 1 tấc.

Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc.

Bát liêu: Trong lỗ xương cùng 1-2-3-4 (gồm thượng liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu).

Dương lăng tuyền: Gấp đầu gối, huyệt nằm ở  chỗ lõm phía dưới trước đầu nhỏ xương mác.

Tam âm giao: Mắt cá trong đo thẳng lên 3 tấc, chỗ bờ sau xương chày.

Chú ý: Nên dùng ngón tay cái bấm thẳng vào huyệt vị để đạt được hiệu quả tốt. Cần chú ý tránh ngồi lâu, nên tăng cường vận động để máu ở vùng chậu hông lưu thông tốt hơn. Hàng ngày ngâm mông vào chậu nước nóng rồi xoa bóp tầng sinh môn cũng cho tác dụng tốt. Nên ăn nhiều các loại hải sản như cá, tôm, sò huyết... là những thực phẩm nhiều kẽm, có ích cho thận khí. Nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu. Phát hiện sớm các biến chứng của bệnh như sỏi, nhiễm khuẩn tiết niệu... Nên khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện sớm và hạn chế các chứng.      

Lương y Đình Thuấn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm