Ruột già (hay đại tràng) của bạn bao gồm rất nhiều phần như ruột, trực tràng, hậu môn và ruột thừa, là một túi nhỏ nằm ở cuối đại tràng. Ruột thừa là một ống hình như ngón tay, dài khoảng 10cm được nối với đoạn cuối ruột già.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ chức năng của ruột thừa là gì, nhưng một số nhà khoa học nghĩ rằng ruột già có thể giúp các vi khuẩn có lợi xuất hiện lại tại đường ruột sau một tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Một số chuyên gia khác tin rằng ruột thừa không đem lại bất cứ lợi ích gì với sức khỏe cả. Và cho dù lợi ích của ruột thừa là gì, thì việc cắt bỏ ruột thừa cũng sẽ không gây hại gì với sức khỏe cả.
Nếu tình trạng nhiễm trùng ổ bụng lan đến ruột thừa, hoặc nếu ruột thừa của bạn bị tắc (vì bất cứ nguyên nhân gì) thì có thể gây ra tình trạng viêm và tích mủ. Mủ trong ruột thừa thường được tạo ra từ tế bào chết và vi khuẩn. Tình trạng này được gọi là viêm ruột thừa, được đặc trưng bởi các cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên phải, tại vị trí của ruột thừa. Cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn di chuyển, hít thở sâu, ho hay hắt hơi.
Điều trị tiêu chuẩn cho tình trạng viêm ruột thừa là cắt bỏ ruột thừa. Vì nếu bác sỹ không cắt bỏ ruột thừa ngay, thường là trong vòng từ 24-72 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện, thì ruột thừa có thể bị vỡ. Khác với cách bạn vẫn nghĩ, ruột thừa sẽ không vỡ ngay như một quả bóng. Thay vào đó, ruột thừa sẽ hình thành các vết rách nhỏ, khiến dịch trong ruột thừa chảy vào ổ bụng và gây ra các tình trạng nhiễm trùng khác, ví dụ như nhiễm trùng máu (một loại nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng).
Ruột thừa vỡ như thế nào?
Khi ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc bị tắc, vi khuẩn bình thường sống bên trong ruột thừa sẽ nhân lên rất nhanh. Do đó, ruột thừa sẽ bị viêm rất nặng và sẽ chứa đầy mủ - một loại dịch đặc có chứa vi khuẩn, các mô tế bào và các tế bào bạch cầu đã chết.
Tình trạng nhiễm trùng ngày sẽ làm tăng áp lực bên trong ruột thừa một cách rất nhanh chóng. Khi áp lực bên trong ruột thừa tăng lên, lượng máu chảy qua lớp niêm mạc ruột thừa sẽ giảm đi. Các mô ruột thừa sẽ bị thiếu máu và bắt đầu chết đi. Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi lớp niêm mạc cơ ở một vị trí nào đó của ruột thừa mỏng đến nỗi không chịu được áp lực nữa và rách ra, khiến vi khuẩn từ mủ bên trong ruột thừa chảy vào bên trong ổ bụng.
Sự nguy hiểm của tình trạng vỡ ruột thừa
Khi ruột thừa vỡ, ban đầu bạn sẽ cảm thấy khá hơn vì cơn đau ruột thừa lúc đầu sẽ giảm đi. Nhưng sự thuyên giảm này sẽ không kéo dài vì ruột thừa bị vỡ sẽ nhanh chóng dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Các ổ áp xe chứa đầy dịch có thể sẽ phát triển quanh ruột thừa của bạn. Các mô sẹo và các cấu trúc khác trong ổ bụng sẽ chống lại ổ áp xe ruột thừa và lượng mủ chảy ra, để ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
Nếu bạn bị áp xe ruột thừa, bạn có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như viêm ruột thừa, bao gồm:
Bạn cũng có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng không điển hình của tình trạng viêm ruột thừa, ví dụ như suy nhược, ớn lạnh, sốt cao và cảm thấy đầy ở trực tràng.
Ngoài ra, phần mủ gây nhiễm trùng chảy ra từ ruột thừa có thể gây viêm phúc mạc, là tình trạng nhiễm trùng lớp màng mỏng như lụa lót bên trong ổ bụng.
Tình trạng đau và viêm sẽ lan ra khắp ổ bụng. Tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn khi bạn chuyển động, di chuyển. Các triệu chứng khác của tình trạng viêm phúc mạc bao gồm:
Trong đa số các trường hợp viêm phúc mạc, bác sỹ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức và làm sạch ổ bụng của bạn để dự phòng tình trạng nhiễm trùng. Đôi khi, bác sỹ cũng sẽ cố điều trị tình trạng áp xe hoặc viêm phúc mạc trước khi tiến hành cắt bỏ ruột thừa.
Điều trị thường bao gồm hút dịch, mủ trong ổ bụng để chống lại tình trạng nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh mạnh trong 6-8 tuần.
Nhưng một số nghiên cứu gợi ý rằng, cắt bỏ ngay lập tức phần ruột thừa bị vỡ có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn và ít biến chứng sau phẫu thuật hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
Vỡ ruột thừa thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm phúc mạng có thể lan rộng rất nhanh chóng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu.
Cơ thể bạn sẽ giải phóng ra các chất hóa học vào trong máu để chống lại tình trạng nhiễm trùng, do vậy, có thể sẽ gây ra một tình trạng toàn thân gọi là nhiễm trùng máu. Một loạt các phản ứng sẽ xảy ra sau đó, thậm chí có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn, gây tụt huyết áp nghiêm trọng và có thể dẫn đến suy đa tạng và trường hợp xấu nhất sẽ là tử vong.
Thông tin thêm trong bài viết: Phẫu thuật cắt ruột thừa khi mang thai
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?