Thiamin (vitamin B1)
Thiamin hay còn gọi là vitamin B1. Vitamin B1 có rất nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
Vitamin B1 được tìm thấy trong đa số các loại thực phẩm. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 bao gồm rau (như các loại đậu), trái cây tươi và trái cây khô, trứng, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, một số loại ngũ cốc dinh dưỡng ăn sáng có bổ sung vitamin B1, gan động vật.
Lượng vitamin B1 bạn cần:
Bạn có thể có được tất cả lượng vitamin B1 bạn cần thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vitamin B1 không thể được dự trữ trong cơ thể, do vậy, bạn cần phải có vitamin B1 trong bữa ăn hàng ngày.
Chưa có đủ bằng chứng để biết được rằng, nếu uống bổ sung vitamin B1 liều cao thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, uống 100mg vitamin B1 (hoặc ít hơn) một ngày không gây ra bất kỳ tác hại não.
Riboflavin (vitamin B2)
Chức năng của vitamin B2:
Nguồn cung cấp vitamin B2 bao gồm: sữa, trứng, ngũ cốc ăn sáng có bổ sung vitamin B2, cơm gạo.
Ánh sáng từ tia UV có thể phá hủy vitamin B2 do vậy, các loại thực phẩm ở trên nên để ở nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lượng vitamin B2 bạn cần một ngày:
Vitamin B2 không được dự trữ trong cơ thể nên bạn cần bổ sung vitamin B2 thông qua bữa ăn hàng ngày
Chưa có đủ bằng chứng cho thấy uống quá nhiều vitamin B2 có thể gây hại cho cơ thể. Uống 40mg/ngày (hoặc ít hơn) không gây ra bất cứ tác hại nào.
Chức năng:
Có 2 loại niacin là axit nicotinic và nicotinamide. Nguồn cung cấp vitamin B3: thịt, cá, bột mỳ, trứng, sữa
Lượng vitamin B3 bạn cần một ngày là
Uống quá nhiều vitamin B3 có thể khiến da bị mẩn đỏ. Uống vitamin B3 liều cao trong thời gian dài có thể dãn đến tổn thương về gan.
Uống 17mg axit nicotinic/ngày hoặc 500mg nicotinamide/ ngày không gây ra bất cứ tác hại nào cho cơ thể.
Vitamin B5 (axit pantothenic)
Vitamin B5 có rất nhiều chức năng, một trong số đó là giải phóng năng lượng từ thực phẩm.
Nguồn cung cấp vitamin B5 (axit pantothenic): thịt gà, thịt bò, khoai tây, cà chua, trứng, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên cám, cháo
Uống 200mg vitamin B5/ngày (hoặc ít hơn) không gây ra bất cứ tác hại nào cho cơ thể.
Nhiệm vụ:
Nguồn cung cấp vitamin B6: thịt lọn, thịt gia cầm, cá, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên cám, trứng, rau, đậu nành, các loại hạt, sữa, khoai tây, ngũ cố ăn sáng.
Một ngày, nam giới cần khoảng 1.4mg vitamin B6 và 1.2mg với nữ giới
Uống hơn 200mg vitamin B6/ngày trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân (bệnh lý thần kinh ngoại biên). Thông thường, các triệu chứng có thể hồi phục được nếu ngừng sử dụng vitamin B6. Trong một số trường hợp, nếu uống quá liều vitamin B6 trong khoảng thời gian dài, thì tổn thương sẽ không thể hồi phục được. Uống từ 10-200mg vitamin b6/ngày trong khoảng thời gian ngắn không gây hại. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy khoảng thời gian an toàn để uống vitamin B6 là bao lâu. Do vậy, bạn không nên uống quá 10mg vitamin B6/ngày.
Vitamin B7 (biotin)
Vitamin B7 rất cần thiết cho sự chuyển hóa chất béo, nhưng cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ vitamin B7.
Các loại vi khuẩn tự nhiên có trong đường ruột có thể sản xuất ra biotin, do vậy, hiện nay, vẫn chưa rõ bạn có cần bổ sung vitamin B7 từ thực phẩm hay không.
Nguồn vitamin B7 có trong rất nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên, lượng vitamin có trong đó lại rất ít, so với các loại vitamin tan trong nước khác.
Uống bổ sung dưới 0.9mg B7/ngày không gây hại với cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều loại vitamin này.
Axit folic (vitamin B9)
Axit folic, còn được biết đến dưới dạng tự nhiên là folate, là một trong số các vitamin nhóm B
Axit folic có rất nhiều chức năng quan trọng, như:
Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu máu.
Nguồn cung cấp axit folic bao gồm: bông cải xanh, gan động vật, rau bina, cải brussel, măng tây, đậu xanh, ngũ cốc ăn sáng được bổ sung axit folic.
Người trưởng thành cần khoảng 0.2mg axit folic/ngày
Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc đang chuẩn bị mang thai, bạn nên uống khoảng 0.4mg axit folic/ngày từ khi bạn ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Việc này sẽ giúp tránh được các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương ở em bé sau này.
Nếu tiền sử gia đình bạn có người bị dị tật ống thần kinh, bạn có thể sẽ phải uống axit folic liều cao (5mg/ngày) cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Phụ nữ bị tiểu đường và uống thuốc chống động kinh nên hỏi ý kiến bác sỹ vì có thể sẽ phải uống axit folic liều cao.
Uống axit folic liều cao hơn 1mg có thể sẽ che đậy tình trạng thiếu vitamin B12. Triệu chứng sớm của tình trạng thiếu vitamin B12 là thiếu máu. Tuy nhiên, nếu uống axit folic liều cao để điều trị thiếu máu mà không bổ sung vitamin B12 thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 thậm chí có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh.
Thiếu vitamin B12 đặc biệt cần chú ý khi về già vì những người lớn tuổi sẽ khó hấp thu vitamin B12 hơn.
Vitamin B12 có nhiệm vụ:
Nguồn cung cấp vitamin B12: thịt, cá hồi, cá tuyết, sữa, pho mát, trứng, ngũ cốc ăn sáng có bổ sung vitamin B12.
Người trưởng thành cần khoảng 0.0015mg vitamin B12 một ngày. Nếu bạn ăn thịt, cá hoặc sữa, bạn có thể đã cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin B12 trong ngày. Tuy nhiên, do vitamin B12 không tìm thấy trong các loại rau, ngũ cốc và trái cây nên những người ăn chay thường sẽ không có đủ vitamin B12.
Uống dưới 2mg vitamin B12/ngày không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều vitamin B12 vì có thể gây hại cho cơ thể.
Thông tin thêm trong bài viết: 5 loại vitamin và khoáng chất thiếu hụt sau tuổi 50
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.