Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm và phương pháp điều trị

Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh có diễn biến nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.

Mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Ở nước ta tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu khi mắc là vô cùng quan trọng.

1. Virus viêm não Nhật Bản được truyền qua vết đốt của muỗi

Bệnh viêm não Nhật Bản lây theo đường máu, do muỗi đốt hút máu động vật nhiễm virus rồi đốt người. Virus được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa virus. Năm 1938 các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex Tritaeniorhynchus, sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virus gây bệnh là loài lợn và chim.

Ở nước ta loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người, thường vào thời điểm từ 18 đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương.

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Theo nghiên cứu bệnh phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa muỗi hoạt động nhiều cũng là mùa chim đến ăn quả chín. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn), và phạm vi lợn nuôi tại các hộ gia đình rất lớn (hầu hết gia đình ở nông thôn ).

2. Nhận biết dấu hiệu sớm của viêm não Nhật Bản

Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày thì bệnh ở giai đoạn khởi phát (khoảng từ 1 đến 6 ngày).

Sốt

Bệnh nhân có biểu hiện sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, tiêu chảy, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơ sau đó là đau đầu, buồn nôn và nôn. 

Đặc điểm sớm khiến cha mẹ cần nghĩ đến viêm não Nhật Bản trẻ thường có biểu hiện là sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt. Đối với trẻ còn bú biểu hiện là quấy khóc, có các cơn khóc thét.

Virus viêm não Nhật Bản B khi xâm nhập vào cơ thể có 2 giai đoạn: Giai đoạn virus huyết và giai đoạn xâm nhiễm hệ thần kinh.

Giai đoạn đầu

Khi đó chưa có biểu hiện của tổn thương hệ thần kinh nên rất khó để chẩn đoán bệnh vì trẻ có thể chỉ có sốt và hội chứng nhiễm virus. Một số trẻ chỉ dừng lại ở giai đoạn này được gọi là thể ẩn. Thể này chiếm một tỷ lệ khá cao và là thời điểm quan trọng trong lây truyền bệnh.

Giai đoạn sau

Là giai đoạn thâm nhiễm thần kinh trung ương là lúc virus đã xâm nhập vào hệ thần kinh với một số lượng lớn. Biểu hiện tổn thương về hệ thần kinh đã vô cùng phong phú và đa dạng. Xảy ra các đáp ứng ở não, màng não, tủy sống hoặc có cả rễ thần kinh. Lúc này cần chẩn đoán phân biệt viêm não do các nguyên nhân khác.

Cần tiêm phòng cho bé đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo để phòng ngừa viêm não Nhật Bản.

3. Các thể lâm sàng viêm não Nhật Bản

Thể tối cấp

Diễn ra nhanh chóng, giai đoạn sốt chỉ 1-2 ngày.

Thể cấp tính

Thể hành tủy- tủy sống: biểu hiện rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.

Thể viêm màng não đơn thuần

Dấu hiệu màng não (cổ gượng, dấu Kernig (+)), đôi khi có rối loạn ý thức, kèm thay đổi dịch não tủy.

Thể thô sơ

Sốt, nhức đầu, nôn, tiêu lỏng, cứng gáy. Di chứng xuất hiện muộn.

Biến chứng của viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật bản gây nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…..Ngoài ra, bệnh viêm não nhật bản ở trẻ để lại di chứng rất nặng nề, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các di chứng như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường....

4. Chẩn đoán viêm não Nhật Bản ở trẻ

Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản dựa vào các biểu hiện của bệnh, các xét nghiệm và vùng dịch tễ trẻ đang sinh sống. Để chẩn đoán bệnh chính xác các bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: máu, dịch não tủy; Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp MRI sọ não (khi cần), chụp xquang phổi...

5. Điều trị viêm não Nhật Bản ở trẻ

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Thường các bác sỹ sẽ điều trị với nguyên tắc khi trẻ có các biểu hiện như: Điều trị suy hô hấp, sốc nếu có; Chống phù não nếu có; Điều trị biến chứng; Đảm bảo dinh dưỡng;Kháng sinh khi có chỉ định…Chính vì thế việc phòng ngừa là quan trọng nhất.

Do bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Clulex Triaeniorhynchus đốt các động vật mang mầm bệnh sau đó lây truyền mầm bệnh sang người vì thế việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản quan trọng nhất cần phải diệt trung gian truyền bệnh.

Thực  hiện nguyên tắc phòng bệnh cụ thể như:

  • Phòng chống muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài tay, quần dài hạn chế muỗi đốt. Dùng các biện pháp trừ khử muỗi như: vệ sinh môi trường sinh sống, dùng thuốc trừ muỗi...

  • Nếu có nuôi lợn, chuồng chăn nuôi, trang trại cần đặt xa nhà, có biện pháp phòng ngừa muỗi đốt lợn vì lợn là nguồn súc vật mang mầm bệnh. Vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

  • Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống sôi.

  • Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

  • Hiện nay đã có vaccin phòng ngừa viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần tiêm phòng cho bé đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế nhằm phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho bé.

 Bệnh viêm não Nhật bản thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi trong đó thường gặp từ từ 2 đến 6 tuổi chiểm 75% nếu không được tiêm phòng. Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo lịch cụ thể là:

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ 1 tuổi.

- Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

- Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 một năm.

- Sau đó, cứ 3 đến 4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chủ động ứng phó viêm não Nhật Bản trong “mùa vải”.

Bs. CKII Phạm Nguyễn Yến - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm