Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm gân và chấn thương gân

Viêm gân và chấn thương gân không giống nhau và chính sự khác biệt này sẽ quyết định đến việc điều trị.

Viêm gân và chấn thương gân

Tổng quan

Các dải mô xơ dai, đàn hồi trong toàn cơ thể gắn các cơ với xương được gọi là gân. Trong thể thao, chúng có thể dễ dàng bị kích thích hoặc viêm do sự kéo giãn của các cử động lặp đi lặp lại, hoặc do một chấn thương cấp tính chẳng hạn như bước hụt hoặc ảnh hưởng từ ngã và va chạm.

Viêm gân là gì?

Viêm gân có nguyên nhân là do gân bị kích thích và viêm. Viêm gân có thể gây đau sâu, dai dẳng, làm hạn chế các cử động, khiến bạn không thể cử động một cách dễ dàng và thoải mái.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm gân ở vận động viên là một chấn thương cấp tính khiến gân phải kéo căng hơn phạm vi chuyển động thông thường và gây đau, sưng và viêm.

Chấn thương gân là gì ?

Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ chấn thương gân để mô tả nhiều chấn thương gân tại một số vị trí, ví dụ như chấn thương tại khuỷu tay của người chơi quần vợt, khuỷu tay của người chơi golf, chấn thương gân Achilles ... Các chuyên gia nhận ra rằng những chấn thương gân thường gây ra bởi việc sử dụng gân trong thời gian quá dài dẫn đến tổn thương gân mà không có bất kỳ tình trạng viêm liên quan nào.

Sự khác biệt giữa viêm gân và chấn thương gân

Sự khác biệt giữa hai tình trạng trên là rất quan trọng vì viêm gân được điều trị khác với chấn thương gân.

Tình trạng viêm do viêm gân cấp tính thường phản ứng nhanh với thuốc và điều trị chống viêm. Tuy nhiên, nếu chấn thương là do thoái hóa mô gân, điều trị có thể kéo dài và sẽ tập trung vào việc cải thiện sức mạnh của gân và xây dựng lại các mô.

Nguyên nhân phổ biến

Đôi khi viêm dây chằng hoặc chấn thương gân có thể phát triển do kỹ thuật khi chơi thể thao không đúng hoặc các vấn đề về cơ sinh học. Trong trường hợp này, trao đổi với huấn luyện viên là cách tốt nhất để ngăn ngừa một vấn đề mạn tính phát triển.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã khởi động trước khi luyện tập cũng giúp ích trong việc dự phòng tình trạng sử dụng gân quá nhiều trong các chấn thương.

Chấn thương do sử dụng quá mức là kết quả của việc sử dụng lặp lại, căng và chấn thương cho các mô mềm của cơ thể (cơ, gân, xương và khớp) mà không có thời gian thích hợp để chữa bệnh. Đôi khi chúng được gọi là chấn thương tích luỹ, hoặc các chấn thương do căng lặp đi lặp lại.

Điều trị

Nếu bạn bị đau bất ngờ ở gân, và nghi ngờ viêm gân thì điều đầu tiên phải làm là ngừng hoạt động và nghỉ ngơi. Viêm gân sẽ đáp ứng với phương pháp R.I.C.E. (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao). Phương pháp này giúp làm giảm viêm, sưng và giảm đau tạm thời. Loại điều trị bảo tồn này là tất cả những gì cần thiết để hồi phục từ một chứng viêm gân thực sự. Viêm gân thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần.

Thật không may, có thể mất từ ​​hai đến sáu tháng để hồi phục từ một chấn thương gân kéo dài. Nhiều chấn thương gân biến thành những vấn đề mãn tính dần dần sẽ diễn biến nặng hơn vì vận động viên tiếp tục hoạt động và lờ đi tình trạng đau đớn của mình.

Nếu tình trạng đau gân của bạn kéo dài hơn một vài ngày mặc dù bạn đã nghỉ ngơi và điều trị bảo tồn, bạn nên gặp một chuyên gia y học thể thao để đánh giá và làm việc với một nhà trị liệu vật lý để phục hồi gân.

Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể sử dụng kỹ thuật siêu âm hoặc các phương thức khác để giúp chữa các chấn thương gân. Trong một số trường hợp, thanh nẹp có thể được sử dụng để giảm áp lực lên gân khi hồi phục. Các phương pháp phục hồi thường được sử dụng bao gồm: siêu âm, thuốc, massage, nẹp.

Giai đoạn cuối của phục hồi chức năng trong chấn thương gân bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt. Bác sĩ trị liệu của bạn sẽ giúp xác định được phương pháp phục hồi chức năng tốt nhất cho bạn, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng bắt đầu tập thể dục trước khi gân lành lại có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, vì vậy bạn cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dự phòng

Nếu bạn có thể xác định nguyên nhân gây chấn thương gân và sửa chữa, bạn có thể tránh những vấn đề dài hạn. Nếu bạn bị đau từ việc sử dụng gân quá mức, giảm hoặc ngừng hoạt động đó ngay lập tức và tìm một hoạt động thay thế. Nếu cơn đau là do kỹ thuật kém hoặc cơ sở kém, tham khảo ý kiến ​​một huấn luyện viên để được đào tạo lại về kỹ thuật. Nếu bạn có thể loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng, bạn có khả năng hồi phục hoàn toàn hơn rất nhiều.

Một số vùng cơ thể thường bị chấn thương gân bao gồm:

  • Khuỷu tay của vận động viên tennis
  • Khuỷu tay của người chơi Golf
  • Viêm gân gót
  • Viêm gân cổ tay
  • Viêm gân ở trẻ em
  • Hội chứng ống cổ tay

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những bài tập phục hồi cho người bị đau chân do tập thể thao quá độ

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm