Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé sẽ phát triển lớn hơn và không có nhiều không gian để cựa quậy nữa. Vị trí của em bé lúc này trở nên vô cùng quan trọng vì ngày sinh của bạn đã cận kề. Em bé cần phải có được tư thế và vị trí tốt nhất để chuẩn bị chào đời.
Vị trí lý tưởng để chào đời là vị trí mà đầu em bé hơi chúc xuống, mặt hướng về phía lưng của mẹ. Cằm của em bé sẽ chạm vào ngực và đầu em bé sẽ chuẩn bị đi vào vùng chậu của mẹ.
Mặc dù đa số các trẻ sẽ ở trong tư thế này khi sinh nhưng trong một số trường hợp, em bé có thể không ở đúng vị trí như mong muốn. Các vị trí khác (hay còn gọi là các ngôi thai khác nhau) sẽ có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và bé.
Càng gần về những tháng cuối thai kỳ, bác sỹ sẽ thường xuyên tiếp cận vị trí của em bé trong tử cung, đặc biệt là ở tháng cuối cùng của thai kỳ.
Vị trí tốt nhất cho em bé trong tử cung
Đa số các em bé sinh ra trong khoảng từ 33-36 tuần sẽ ở trong tư thế ngôi thuận.
Các loại ngôi thai khác
Đôi khi, em bé sẽ ra đời với tư thế không phải ngôi thuận. Việc biết được em bé không ở ngôi thuận trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Phụ thuộc vào ngôi thai, các biến chứng cho mẹ và bé có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Có một số biện pháp bạn có thể sử dụng để “xoay” em bé về ngôi thuạn. Trong một số trường hợp, có thể bạn sẽ phải đẻ mổ.
Ngôi chẩm sau (Occipito-Posterior)
Đầu của em bé có thể vẫn hướng xuống dưới, nhưng mặt của em bé lại quay về hướng bụng của mẹ (thay vì quay về hướng lưng). Tư thế này được gọi là ngôi chẩm sau.
Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc sinh nở, khoảng 1/10 cho đến 1/3 trẻ sẽ ở trong tư thế này. Đa số những trẻ này sẽ xoay mình một cách tự nhiên để trở về vị trí ngôi thuận ngay trước khi được sinh ra. Nhưng, có khoảng 5-8% số trường hợp, em bé sẽ không quay lại hướng ngôi thuận.
Em bé ở vị trí này sẽ làm ca sinh nở của bạn diễn ra lâu hơn, và bạn sẽ phải chịu một cảm giác đau lưng rất ghê gớm. Bạn có thể sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong suốt quá trình sinh.
Ngôi mông là ngôi mà mông hoặc chân của em bé sẽ ra trước. Ngôi mông sẽ xảy ra với khoảng 1/25 ca sinh đủ tháng. Mặc dù đa số các em bé sinh ra với ngôi mông đều khỏe mạnh, nhưng em bé có thể sẽ có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh do các chấn thương trong quá trình sinh nở. Trong các ca sinh ngôi mông, đầu của em bé sẽ là phần ra sau cùng, và do vậy, em bé sẽ rất khó khăn mới có thể ra khỏi đường dẫn sinh được. Ngôi mông cũng sẽ là một vấn đề lớn bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ hình bị nhau thai quấn cổ và có thể gây tổn thương cho em bé nếu sinh thường.
Có 3 loại ngôi mông khác nhau:
Nếu kỹ thuật ECV không có hiệu quả, bạn có thể sẽ phải sinh mổ để cuộc sinh có thể diễn ra an toàn khi em bé ở ngôi mông. Đặc biệt là với các em bé ở ngôi mông không hoàn toàn, kiểu bàn chân, thì việc sinh mổ lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong trường hợp này, dây rốn rất có thể sẽ siết chặt lại trong quá trình em bé di chuyển trong đường dẫn sinh và có thể sẽ làm em bé mất đi nguồn cung cấp máu và oxy.
Ngôi ngang (Transverse Lie)
Ngôi ngang là khi em bé nằm ngang trong tử cung, do vậy, phần vai của em bé sẽ là phần ra trước.
Ngôi ngang rất hiếm gặp trong khi sinh vì đa số các trường hợp, em bé sẽ tự quay lại để đầu hướng xuống dưới khi ngày sinh sắp đến gần. Nhưng nếu em bé không tự quay, thì ngôi ngang sẽ cần phải sinh mổ.
Nguyên nhân là do có một khả năng rất nhỏ em bé bị sa dây rốn (dây rốn sẽ ra khỏi tử cung trước em bé) khi bạn vỡ ối. Sa dây rốn là một tình trạng cấp cứu, em bé cần phải được mổ đẻ càng sớm càng tốt (nếu được).
Mặc dù không phải lúc nào em bé cũng có thể xoay về ngôi thuận được, nhưng có rất nhiều cách bạn có thể làm để giúp em bé ở ngôi thuận. Bạn có thể sử dụng những cách sau:
Tập luyện bằng cách quỳ trên 2 tay và đầu gối (tư thế giống như đang lau sàn nhà) khoảng một vài phút, mỗi ngày tập một vài lần như vậy để có thể giúp em bé di chuyển vào vị trí ngôi thuận.
Một số điều lưu ý cho bạn
Những em bé không ở tư thế ngôi thuận nên được sinh ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Các trường hợp cấp cứu khi sinh nở cần được xử lý bởi các nhân viên y tế giàu kinh nghiệm.
Đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về vị trí của em bé trước khi sinh.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.