Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao có vị kim loại trong miệng?

Có vị kim loại trong miệng là một loại rối loạn vị giác. Cảm giác khó chịu này trong miệng có thể xuất hiện bất ngờ hoặc kéo dài nhiều ngày.

Vì sao có vị kim loại trong miệng?

Để hiểu rõ nguyên nhân gây ra vị kim loại trong miệng, trước hết cần phải hiểu rõ về vị giác của bạn.

Vị giác của bạn được kiểm soát bởi các nhú vị giác và các tế bào thần kinh vị giác. Các tế bào thần kinh vị giác chịu trách nhiệm cảm nhận về mùi vị. Đầu các dây thần kinh sẽ truyền thông tin từ các nhú vị giác và các tế bào thần kinh vị giác đến não, để não có thể nhận ra các mùi vị đặc biệt. Rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến hệ thống phức tạp này và do đó, có thể gây ra việc có vị kim loại trong miệng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân cho việc có vị kim loại trong miệng

Dùng thuốc

Cảm nhận sai hương vị là một tác dụng không mong muốn rất thường gặp của một số loại thuốc. Các loại thuốc này bao gồm:
  • Kháng sinh, như clarithromycin (Biaxin) hoặc metronidazole (Flagyl)
  • Các thuốc huyết áp như captopril (Capoten)
  • Các thuốc tăng nhãn áp, như methazolamide (Neptazane)
  • Các thuốc loãng xương

Hóa trị và xạ trị

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một số loại hóa trị và xạ trị có thể gây ra việc có vị kim loại trong miệng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, như vitamin D hoặc kẽm có thể ngăn chặn việc cảm nhận sai hương vị ở những người đang nhận hóa trị hoặc xạ trị. Điều này cũng có nghĩa là thiếu một số vitamin cũng có thể dẫn đến rối loạn vị giác.

Các vấn đề về xoang mũi

Vị giác có liên quan rất mật thiết đến khứu giác. Khi khứu giác bị rối loạn, nó có thể ảnh hưởng đến vị giác. Các vấn đề về xoang mũi là nguyên nhân phổ biến của việc có vị kim loại trong miệng. Các vấn đề về xoang mũi có nguyên nhân là do:

  • Dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Viêm xoang
  • Các nhiễm trùng đường hô hấp trên khác

Các rối loạn hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương sẽ gửi tín hiệu đến toàn bộ phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả tín hiệu về hương vị. Rối loạn thần kinh trung ương do chấn thương tai nạn, do đột quỵ hoặc do liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có thể làm sai lệch các tín hiệu này. Từ đó, có thể dẫn đến rối loạn về vị giác.

Mang thai

Một số phụ nữ mang thai cũng cảm thấy miệng mình có vị kim loại, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này hiện chưa rõ, nhưng một số người tin rằng, đó là do sự thay đổi hormone trong những tháng đầu thai kỳ. Một số người khác cho rằng nguyên nhân là do việc gia tăng sự nhạy cảm với mùi vị, một triệu chứng thường đi kèm khi mang thai.

Dị ứng thực phẩm

Có vị kim loại trong miệng được coi là một triệu chứng của một số tình trạng dị ứng thực phẩm. Nếu bạn bị rối loạn vị giác sau khi ăn một số loại thực phẩm, ví dụ như hải sản có vỏ cứng hoặc các loại hạt, bạn có thể đã bị dị ứng thực phẩm. Trao đổi với bác sỹ nếu bạn nghĩ rằng mình bị dị ứng thực phẩm.

Phẫu thuật tai giữa

Phẫu thuật tai giữa và ống tai thường được tiến hành trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính ở tai hoặc viêm tai giữa.Thông thường, một nhánh của dây thần kinh số VII, nằm rất gần tai trong, chịu trách nhiệm kiểm soát hương vị ở khoảng 2/3 lưỡi sẽ bị phá hủy trong khi phẫu thuật. Việc này có thể dẫn đến rối loạn vị giác. Một nghiên cứu trường hợp chỉ ra rằng, vị giác sẽ được cải thiện đáng kể nếu dùng thuốc có kiểm soát

Các vấn đề về răng miệng

Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể dẫn đến rối loạn vị giác. Thường xuyên súc miệng và làm sạch răng có thể sẽ làm giảm nguy cơ thay đổi vị giác của bạn.

Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Vị kim loại trong miệng thường sẽ biến mất khi các nguyên nhân tiềm ẩn được điều trị, đặc biệt là những nguyên nhân tạm thời. Bạn nên liên lạc với bác sỹ nếu cảm giác có vị kim loại ở miệng kéo dài. Bác sỹ tai mũi họng có thể sẽ kiểm tra vị giác của bạn và xác định nguyên nhân của rối loạn vị giác. Bài kiểm tra vị giác sẽ đo lường các phản ứng của bạn với các chất hóa học khác nhau. Bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra xoang mũi.

Mất vị giác là vấn đề rất nghiêm trọng. Vị giác rất quan trọng trong việc nhận ra thức ăn đã bị hỏng. Vị giác cũng giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn, sau bữa ăn. Rối loạn vị giác có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sụt cân, tăng cân hoặc trầm cảm. Với những người buộc phải ăn các chế độ ăn đặc biệt, ví dụ như người bị tiểu đường, rối loạn vị giác sẽ làm người bệnh khó ăn những loại thức ăn bắt buộc hơn. Rối loạn vị giác cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh, ví dụ như bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.

Các cách ngăn chặn vị kim loại trong miệng

Điều không may là, có rất ít phương pháp bạn có thể làm để có thể ngăn chặn việc có vị kim loại trong miệng. Nếu các vấn đề về xoang mũi là nguyên nhân, rối loạn vị giác sẽ biến mất khi các vấn đề về xoang mũi được giải quyết. Nếu nguyên nhân rối loạn vị giác là do dùng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng các phương pháp thay thế thuốc.

Dưới đây là một số cách bạn có thể làm giảm hoặc tạm thời loại bỏ rối loạn vị giác này:

  • Nhai kẹo cao su không đường hoặc nhai lá bạc hà
  • Chải răng sau khi ăn
  • Thử nghiệm với các loại thực phẩm, gia vị khác nhau
  • Sử dụng bát đĩa, đồ nấu nướng không phải là kim loại
  • Uống nhiều nước
  • Không hút thuốc lá

Có một số loại thuốc có thể cải thiện vị giác sau khi bị rối loạn khứu giác hoặc sau phẫu thuật tai. Trao đổi với bac sỹ để biết thêm các lựa chọn của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thay đổi vị giác trong điều trị ung thư

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm