Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vi nhựa trong máu người có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?

Nhựa ở khắp mọi nơi. Mặc dù về lý thuyết nhựa có thể được tái chế, nhưng phần lớn trong số đó lại nằm trong các bãi chôn lấp, hoặc tệ hơn, trong các nguồn nước và hệ sinh thái biển. Nhiều người đã quá quen thuộc với hình ảnh xót xa của những chú rùa và cá heo bị mắc kẹt trong túi ni lông hay lưới đánh cá. Nhưng có một hiệu ứng ít được nhìn thấy hơn - vi nhựa, các hạt nhựa nhỏ được hình thành khi nhựa bị phân hủy và trong quá trình sản xuất sản phẩm thương mại. Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy các vi hạt của 4 loại nhựa phổ biến trong mẫu máu của 17 trong số 22 người trưởng thành khỏe mạnh. Nghiên cứu sâu hơn có thể xác định liệu vi nhựa trong máu có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Hạt vi nhựa là gì?

Hạt vi nhựa là những mảnh nhựa nhỏ được tìm thấy trong môi trường. Chúng được định nghĩa là các hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm. Hạt vi nhựa có thể được sản xuất chủ động ở kích thước nhỏ có trong các sản phẩm kem đánh răng, tẩy tế bào chết hoặc hình thành từ quá trình phá hủy các mảnh nhựa lớn hơn trong môi trường. Những hạt vi nhựa này được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới như trong đại dương, sông, đất và nhiều môi trường khác. Sau đó, chúng được tiêu thụ bởi các loài động vật. Với nhu cầu sử dụng nhựa ngày càng tăng, môi trường đang phải gánh chịu nhiều nhựa thải hơn bao giờ hết. Ước tính có khoảng 8,8 triệu tấn chất thải nhựa được đưa vào đại dương mỗi năm. Hơn thế nữa, 276.000 tấn nhựa hiện đang trôi nổi trên bờ biển, trong khi còn những phần khác đã chìm hoặc dạt vào bờ.

Phương pháp phát hiện sáng tạo

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành lọc máu để thu thập các hạt vi nhựa có kích thứớc từ 500 đến 700 nanomet. Họ đã tìm thấy 5 loại nhựa phổ biến trong máu người:

  • Poly (metyl metylacrylat), được sử dụng trong nha khoa và các ứng dụng y tế khác
  • Polypropylene, thường được sử dụng để đóng gói và dệt
  • Polyme hóa styren, được sử dụng để đóng gói nhẹ
  • Polyethylene, loại nhựa được sử dụng rộng rãi nhất, được sử dụng cho túi vận chuyển, túi nilon
  • Polyethylene terephthalate được sử dụng rộng rãi trong hàng dệt may và hộp đựng thực phẩm và đồ uống

Các mẫu từ bộ lọc được xử lý bằng phương pháp nhiệt phân hai lần để tạo ra sắc ký đồ mà từ đó các nhà khoa học có thể xác định được các chất bên trong. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết thêm các phương pháp giám sát sinh học của con người để đo các chất phụ gia nhựa đã có từ vài năm nay. Nhưng việc đo vi nhựa, đặc biệt là ở kích thước nhỏ có khả năng lưu thông trong mạch máu là rất khó.

Hầu hết nhựa có trong máu

Hơn 3/4 số mẫu máu chứa một khối lượng hạt vi nhựa. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Polyethylene terephthalate - loại nhựa được sử dụng để đựng thực phẩm và đồ uống, trong máu của hơn một nửa số người được thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 3 loại nhựa khác nhau trong một số mẫu máu.

Ảnh hưởng của hạt vi nhựa đến sức khỏe

Các nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết về cách hạt vi nhựa đi vào trong máu như: không khí, thực phẩm, nước, các sản phẩm chăm sóc cá nhân,… Điều gì sẽ xảy ra khi những hạt vi nhựa xâm nhập vào trong máu vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra tác động của vi nhựa đối với tế bào. Một nghiên cứu gần đây ở Đức cho thấy các hạt vi nhựa có thể làm mất ổn định màng lipid - rào cản bao quanh tất cả các tế bào, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. Một nghiên cứu khác cho thấy vi nhựa có nhiều tác động đến tế bào, bao gồm cả quá trình tế bào chết đi. Các nhà nghiên cứu cho biết vẫn còn phải xác định xem các hạt nhựa có trong huyết tương hay được vận chuyển bởi các loại tế bào cụ thể hay không. Nghiên cứu hiện tại chỉ dựa trên quy mô mẫu là 22 người, vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn để xác minh vấn đề này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về hạt vi nhựa trong thực phẩm?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam(Theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm