Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư có bao nhiêu giai đoạn?

Chẩn đoán giai đoạn ung thư là một trong những điều đầu tiên phải làm sau khi đã xác định ung thư. Việc phân loại giai đoạn ung thư cung cấp thông tin cho bản thân bạn và bác sĩ cái nhìn tổng quan về những điều đang xảy ra, đồng thời giúp đưa ra những lựa chọn tốt nhất trong thời gian tới.

Việc chẩn đoán giai đoạn ung thư được dựa trên kích thước khối u, mức độ xâm lấn và di căn của khối u. Mỗi loại ung thư lại có cách phân loại giai đoạn khác nhau.

  1. Giai đoạn ung thư cụ thể là gì?

Khi bạn được chẩn đoán ung thư, điều đầu tiên bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng tình trạng của bản thân đang ở giai đoạn mấy. Mỗi giai đoạn sẽ nói lên tình hình ung thư đang ở mức độ nào, và cung cấp thông tin cho việc lựa chọn phương pháp – liệu trình điều trị hiệu quả nhất.

Phân loại giai đoạn ung thư cũng giúp đưa ra tiên lượng chung của bệnh, dựa trên thông tin từ những người đã từng ở giai đoạn đó. Đó có thể là tỉ lệ sống sót dựa trên chẩn đoán, tuy nhiên triển vọng này còn tùy thuộc vào từng cá nhân khác nhau bởi còn rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Bác sĩ có thể sẽ thảo luận với bạn rất kĩ về vấn đề này.

Việc phân loại ung thư còn giúp cho quá trình nghiên cứu. Những dữ liệu về giai đoạn ung thư cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá và so sánh kết quả giữa các quần thể khác nhau, giúp phát triển các hướng tầm soát và phương án điều trị cho các loại ung thư khác nhau.

Một điều quan trọng nữa là việc chẩn đoán giai đoạn rất quan trọng cho lần đầu tiên phát hiện và được xác định là ung thư, cho dù nó có di căn sau đó đi chăng nữa.  

Giai đoạn lâm sàng – giai đoạn bệnh lý

Có thể chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn lâm sàng và giai đoạn bệnh lý. Theo đó, bác sĩ có thể đưa ra kết quả giai đoạn lâm sàng dựa trên các xét nghiệm được thực hiện trước khi bắt đầu quá trình điều trị.

Khi tiến hành phẫu thuật, phương pháp này giúp biết thêm nhiều thông tin cụ thể như các tế bào ung thư đã xâm nhập vào các hạch bạch huyết gần đó hay chưa. Điều này có thể dẫn đến kết quả của giai đoạn bệnh lý khác với kết quả giai đoạn lâm sàng ban đầu.

  1. Sự khác biệt giữa các giai đoạn

Thông thường, hầu hết các loại ung thư đều được chia thành các giai đoạn từ 0 đến IV, với số càng lớn tương ứng với giai đoạn càng nặng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng đây là cách phân loại chung, và còn tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau.

Hệ thống phân loại TNM

Hệ thống TNM giúp phân loại ung thư dựa trên nhiều bước đánh giá khác nhau, có cấu trúc bao gồm:

  • T (tumor) tức là khối u
  • N (nodes) tức là hạch bạch huyết
  • M (metastasis) tức là di căn

Cấu trúc của TNM được chia theo các mức:

  • Đối với khối u (T)

+ TX: Không đo lường được khối u nguyên phát

+ T0: Không tìm thấy khối u nguyên phát

+ Tis: Tế bào ung thư chỉ tìm thấy ở lớp tế bào của bản thân nó, chưa ảnh hưởng đến các lớp tế bào khác sâu hơn

+ T1-4: kích thước khối u to dần hoặc sâu hơn vào mô lân cận (từ 1 đến 4 )

  • Đối với hạch bạch huyết (N):

+ Nx: Không xác định được thông tin về hạch bạch huyết

+ N0: Không có tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết gần đó

+ N1-3: mô tả vị trí, kích thước, số lượng hạch bạch huyết có xuất hiện tế bào ung thư

  • Đối với di căn xa (M)

+ M0: dường như chưa di căn

+ M1: di căn xa đến các vị trí khác

Nguồn: Verywell

Việc phân loại dựa trên cấu trúc TNM sẽ được kết hợp để đưa ra đánh giá tổng thể về giai đoạn của ung thư, và tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau mà cách tính kết hợp TNM cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, bác sĩ đánh giá theo cấu trúc TNM của một ung thư tụy là T1, N0, M0 thì kết luận chung sẽ là giai đoạn I.

Tùy từng loại ung thư khác nhau mà một số trường hợp có thể có chữ kèm theo như giai đoạn IA, giai đoạn IIB… Tuy nhiên, nhìn chung thì các giai đoạn biểu thị:
  • Giai đoạn 0: giai đoạn mô tả bệnh vẫn ở tại chỗ, chưa lây lan sang mô lân cận (ung thư tại chỗ)
  • Giai đoạn I: ung thư nhỏ và chưa tiến triển sâu vào các mô lân cận (ung thư giới hạn)
  • Giai đoạn II: ung thư đã phát triển hoặc lan đến các mô xung quanh đó, hoặc lan rộng tại chỗ
  • Giai đoạn III: ung thư phát triển rộng quanh khu vực đó và xuất hiện trong các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn IV: ung thư di căn đến các cơ quan ở xa. Đây là giai đoạn cuối của ung thư.

Độ biệt hóa

Độ biệt hóa chỉ có thể xác định qua sinh thiết khối u. Các tế bào ung thư được soi dưới kính hiển vi để đánh giá về sự khác nhau so với các tế bào thông thường. Các khối u có các tế bào và mô ung thư xuất hiện gần như bình thường (biệt hóa tốt) có xu hướng phát triển và lan rộng từ từ. Ngược lại, các tế bào và mô ung thư có hình dạng và cấu trúc không giống các tế bào và mô bình thường (biệt hóa kém) có xu hướng phát triển và lan rộng nhanh hơn. Độ biệt hóa có thể chia thành các mốc:

  • GX: không xác định được
  • G1: Biệt hóa tốt (mức thấp)
  • G2: Biệt hóa vừa phải (mức trung bình)
  • G3: Biệt hóa kém (mức cao)
  • G4: Không biệt hóa (mức cao)

Xác định độ biệt hóa tương tự như đánh giá giai đoạn, giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định và phương án điều trị tối ưu.

Không có giai đoạn

Một số ung thư đặc biệt không được phân loại giai đoạn, ví dụ như ung thư máu được coi là ung thư cấp tính, hoặc ung thư não do ung thư này không lây lan sang hạch bạch huyết hoặc nơi nào khác trên cơ thể.

Phương pháp đánh giá giai đoạn ung thư

Trong quá trình chẩn đoán, giai đoạn lâm sàng có thể bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau tùy thuộc vào từng loại ung thư hay vị trí của ung thư. Có thể kể đến như:

  • Chụp Xquang tuyến vú trong xác định ung thư vú
  • Chụp Xquang thông thường
  • Chụp CT-Scan/PET CT-Scan
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Siêu âm
  • Nội soi
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết
  • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu

Một số trường hợp phẫu thuật sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán, cung cấp thêm thông tin về khối u.

Tổng kết

Các giai đoạn của ung thư được xác định ngay sau khi chẩn đoán, và tùy thuộc vào từng loại ung thư khác nhau có thể các giai đoạn sẽ hơi khác nhau, song đa phần đều được phân theo giai đoạn từ 0 đến IV. Con số càng cao, ung thư tiến triển càng nặng.

Xác định giai đoạn ung thư phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau và quan trọng nhất là giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Bạn nên trao đổi kĩ càng với bác sĩ về các vấn đề xung quanh tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại: Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư vú?

https://www.healthline.com/health/stages-of-cancer

 
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm