Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tự ý nặn mụn: Thói quen gây nghiện khiến làn da "khóc thét"!

Nhiều người cảm thấy thỏa mãn và thích thú một cách kỳ lạ khi nặn mụn. Nhưng điều này không được các bác sĩ da liễu khuyến khích do có thể đem lại nhiều hậu quả khôn lường cho làn da. Đồng thời, không phải lúc nào phương pháp này cũng có thể giải quyết triệt để các vấn đề về mụn.

Tự ý nặn mụn không đúng cách có thể tăng nguy cơ làm cho tình trạng mụn trên da trở nên tồi tệ và khó kiểm soát hơn.

Bác sĩ da liễu Claire Chang, Trung tâm Da liễu Union Square Laser, Mỹ, chia sẻ những hậu quả có thể xảy ra khi bạn tự tay nặn mụn: 

1. Tình trạng da bị đỏ và sưng có thể nghiêm trọng hơn

Bác sĩ Chang cho biết nặn mụn có thể gây kích ứng và khiến mụn bị vỡ dưới da. Điều này thường gây ra phản ứng viêm và dẫn đến hiện tượng đỏ và sưng da nhiều hơn. Nói cách khác, việc làm vỡ mụn có thể làm cho vết mụn trở nên to hơn và dễ nhận thấy hơn, đồng thời có thể kéo dài thời gian vết thương do mụn lành hẳn. 

2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Ngoài ra, bác sĩ Chang cho biết thêm rằng việc nặn mụn có thể gây tổn thương cho da, tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn có hại. Một khi vi khuẩn đi qua vùng da bị tổn thương, chúng có thể làm cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn hoặc thậm chí gây nhiễm trùng.

Trong số ít những trường hợp nghiêm trọng, điều này thậm chí có thể dẫn đến áp xe (abscess - khối viêm nhiễm gây đau chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn), hoặc viêm mô tế bào (nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da, gây tình trạng da sưng, nóng, đỏ, xuất huyết dưới da,...). Trên thực tế, nếu không được điều trị, nhiễm trùng do viêm mô tế bào có thể di chuyển đến máu và các hạch bạch huyết, có khả năng đe dọa tính mạng. 

3. Nguy cơ để lại sẹo

Những ai khi nặn mụn đều mong muốn làm cho nó biến mất nhanh hơn. Nhưng trớ trêu thay, hành động này có thể để lại vết thâm lâu dài. Bác sĩ Chang cho hay nặn mụn sẽ làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn và tăng khả năng để lại sẹo thâm do mụn. Nguyên do là bởi tình trạng viêm có thể phá vỡ collagen và kích hoạt sản xuất sắc tố nhiều hơn trên da. Quá trình này gây hình thành sẹo mụn và tăng đốm sẫm màu trên da sau viêm.

Tự nặn mụn không đúng cách có thể gây nguy cơ để lại sẹo và vết thâm lâu dài khó chữa trị

Tự nặn mụn không đúng cách có thể gây nguy cơ để lại sẹo và vết thâm lâu dài khó chữa trị.

Nên làm gì để cải thiện tình trạng da thay vì nặn mụn?

1. Dùng thuốc hoặc kem bôi da trị mụn

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nêu trên, hãy cố gắng tránh xa việc tự ý nặn mụn. Thay vào đó, bác sĩ Chang khuyên dùng kem bôi ngoài da hoặc thuốc trị mụn vì chúng thường có chứa thành phần benzoyl peroxide và salicylic acid có tác dụng làm dịu tình trạng viêm và giảm tổn thương do mụn.

2. Thăm khám bác sĩ da liễu

Nếu nổi mụn là một vấn đề dai dẳng và khó kiểm soát, bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ da liễu để khám và đánh giá tình trạng da của mình, đồng thời xem xét các phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều quan trọng cần nhớ là các sản phẩm trị mụn cần có thời gian để phát huy tác dụng. Chìa khóa để sở hữu một làn da sạch, mịn màng và khỏe đẹp đến từ sự kiên nhẫn, lối sống khoa học kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại của việc nặn mụn.

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm