Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tự xoa bóp dưỡng sinh mùa xuân: Phương pháp bổ phế ích khí

Mùa xuân tiết trời ấm áp, tuy nhiên, nhiều khi cũng nóng lạnh thất thường, là mùa hay mắc các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên… nên việc tăng cường sức đề kháng để phòng chống sự xâm nhập của ngoại tà gây bệnh là hết sức quan trọng.

Y học cổ truyền cho rằng, phế là tạng có chức năng làm chủ bì mao, tuyên phát vệ khí, bảo vệ cơ biểu, phòng ngừa ngoại tà xâm nhập. Phế khí có đầy đủ thì cơ biểu mới vững chắc và săn chặt, từ đó khiến cho tà khí khó bề xâm nhập. Phương pháp tự xoa bóp bổ ích phế khí ngày xuân cụ thể như sau:

- Dùng ngón tay trỏ day các huyệt Nghinh hương (ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười để làm hiện rõ rãnh này mà xác định huyệt) ở cạnh hai bên cánh mũi, mỗi bên một huyệt), Ấn đường (điểm giữa đường nối hai đầu trong lông mày), Thái dương và Phong trì, mỗi huyệt 1 phút. Dùng ngón cái và các ngón còn lại của tay phải hoặc tay trái bóp khối cơ vùng gáy với một lực từ nhẹ đến mạnh chừng 2 phút sao cho đạt cảm giác tức mỏi.

Day huyệt thái dương và nghinh hương.

- Dùng nắm tay đấm vào huyệt Kiên tỉnh (cúi đầu để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất là C7 và D1, huyệt nằm ở điểm giữa đoạn thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng vai) chừng 20 lần, tay phải đấm vai trái và ngược lại.

- Vòng tay phải ôm lấy cổ sang vai trái hết cỡ, ngón tay giữa đặt ở đâu thì day ấn vị trí đó trong 1 phút (huyệt Phế du) rồi lại làm tương tự như vậy với tay trái. Tiếp đó, dùng ngón tay cái day các huyệt Đản trung (điểm giữa đường nối hai núm vú), huyệt Hợp cốc (ngón tay cái và ngón tay trỏ xoè rộng ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và 2 của ngón tay cái bên kia, để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa hai xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón tay cái ở đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức thấu sang phía ngón tay út), huyệt Túc tam lý và huyệt Dũng tuyền, mỗi huyệt 1 phút.

Phương pháp này có tác dụng bổ dưỡng phế thận, ích khí trừ phong, dùng để phòng chống các chứng đau đầu, tắc mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho do cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên gây ra.

Day huyệt ấn đường.

Phương pháp khoan hung lí khí

Theo y học cổ truyền, ngực là nơi đường kinh can đi qua. Can khí thăng phát không đầy đủ sẽ dẫn đến khí cơ (tức là sự vận động thăng giáng ra vào của khí) không thông thoáng, can khí uất kết mà gây ra các chứng trạng căng trướng, đau tức vùng ngực rất khó chịu. Phương pháp xoa bóp khoan hung lí khí có thể giúp cho can khí thăng phát thuận lợi, giải trừ uất kết rất có lợi đối với những người mắc các bệnh gan mật, các chứng đau đầu chóng mặt, tinh thần uất ức, dễ cáu giận, hay buồn bực trong lòng. Cách làm cụ thể như sau:

- Dùng ngón tay giữa day ấn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, dọc theo các khe liên sườn toàn bộ vùng ngực với một lực vừa phải sao cho có cảm giác tức nặng là được, mỗi bên 5 lần. Tiếp đó, day ấn huyệt Đản trung trong 2 phút.

- Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại véo mạnh khối cơ trước nách bên đối diện 10 lần, làm cả hai bên phải và trái. Tiếp đó, khép các ngón tay lại, bàn tay hơi khum, vỗ nhẹ lồng ngực phía trước từ trên xuống dưới 30 lần, giữ hơi thở bình thường.

- Dùng rìa của bàn tay hoặc cả lòng bàn tay xát mạnh vào ngực theo chiều ngang 30 lần cho tới khi nào nóng lên thì thôi, có thể xoa thêm một chút dầu thơm cho dễ chịu. Sau đó, lại dùng cả hai bàn tay xát theo đường thẳng đứng, trở lên trở xuống 30 lần.

Ấn huyệt đản trung.

- Đấm huyệt Kiên tỉnh như phương pháp bổ phế ích khí. Tiếp đó, dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan (ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ, trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên một huyệt) cả hai bên trong 1 phút.

Phương pháp này có tác dụng làm thư thái, khoan khoái lồng ngực, điều hòa phế khí, sơ can lý khí, dùng để phòng chống rất tốt đối với các chứng buồn bực trong ngực, đau ngực, khó thở, ho, hen suyễn, đờm đặc khó khạc ra ngoài…

ThS. Hoàng Khánh Toàn - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm