Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó trưởng khoa Khám bệnh B, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết thời tiết Hà Nội đang trong thời tiết nồm ẩm và giao mùa đông - xuân, là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển làm tăng dịch bệnh.
Người cao tuổi có bệnh lý về đường hô hấp dễ mắc các bệnh về viêm mũi họng và viêm phế quản. Người có bệnh nền phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xảy ra các đợt cấp khiến bệnh trở nặng. Bệnh đường hô hấp, tim mạch và bệnh lý nền phối hợp như đái tháo đường, cao huyết áp... cũng sẽ nặng hơn do cơ thể thiếu trao đổi oxy.
Hiện tại bệnh viện ghi nhận số bệnh nhân khám hô hấp chưa có sự gia tăng đột biến so với cùng thời điểm trong năm. "Có thể sau một năm phải cảnh giác với Covid-19, mọi người có ý thức phòng bệnh tốt hơn và hạn chế đi khám", bác sĩ Hằng nhận định. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo nên phòng bệnh do nồm và chuyển mùa, giữ cho ngôi nhà và môi trường sống được khô thoáng, sạch sẽ.
Bác sĩ Hằng tư vấn cho người cao tuổi. Ảnh: Chi Lê.
Theo bác sĩ Hằng, thông thường trong nhà, khu vực tầng một thường có độ ẩm cao nhất và thông khí kém hơn các khu vực khác. Không khí thường xuyên bị lưu cữu và có độ ẩm cao, vi khuẩn và nấm mốc dễ phát triển. Khi ấy có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc máy điều hòa ở chế độ khô để giảm ẩm, ướt. Mở cửa lưu thông không khí trong một thời gian nhất định, không mở liên tục để tránh gió lạnh và hơi ẩm từ ngoài vào gây hại cho sức khỏe. Nhà ở và khu vực sinh sống cần thường xuyên được vệ sinh để tránh nấm mốc.
Nâng sức đề kháng cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung các vitamin và khoảng chất, vi chất vào thực đơn của người cao tuổi, có thể sử dụng thêm sữa và vitamin dạng uống. Kiểm soát các bệnh nền, chú ý sử dụng thuốc phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để tránh các cơn khó thở cấp xảy ra.
Người già nên tập luyện thể dục thể thao đúng cách, đúng giờ. Khi thời tiết có độ ẩm cao, người cao tuổi không nên đi tập sớm ngoài trời, mà tập luyện trong thời gian ngắn ở nơi khô ráo, trong nhà. Nếu cơ thể có dấu hiệu không thoải mái, nên dừng tập luyện.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 3 bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?