Thời tiết mưa nồm khó chịu rất dễ khiến trẻ bị ốm.
Dưới đây là một số bệnh trẻ nhỏ thường xuyên mắc phải khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm:
Hô hấp - Bệnh lý hàng đầu
Bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ em
Các vi khuẩn gây bệnh, nấm, vi sinh vật phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao khiến bệnh về đường Hô hấp (dị ứng, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản) cũng tăng nhanh trong thời tiết này.
Tuy nhiên, cha mẹ thường chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Do đó, khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để được điều trị đúng cách.
Bệnh sởi
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, dễ lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Tuy lành tính nhưng nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm phế quản, thậm chí có trường hợp tử vong. Dịch sởi thường bùng phát vào những ngày thời tiết ẩm ướt.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời tiết nồm ẩm
Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster với sự xuất hiện của các nốt nhỏ, tròn, mọc khắp cơ thể. Người mắc thủy đậu có cảm giác ngứa ngáy bởi các mụn nước. Thời tiết ẩm ướt chính là điều kiện tốt cho nguồn bệnh phát triển và lây lan.
Khi trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi ban hồng và sau đó chuyển dần thành bọng nước, xuất hiện ở cơ thể, đầu, mặt, tay, chân, miệng và cơ quan sinh dục… Khi trẻ bị thủy đậu, các bậc cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế khám để có chỉ định điều trị phù hợp.
Bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là do nhóm virus đường ruột như: Virus Rota, các loại vi khuẩn, vi nấm hay kí sinh trùng. Bệnh có tính lây nhiễm cao và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và dẫn tới tử vong.
Cách phòng tránh các bệnh cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm
- Đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng loại khăn cotton thấm hút nước tốt. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.
- Cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả để bổ sung vitamin, hạn chế đồ ăn béo. Nên cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
- Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn khô. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh.
- Vì các chứng bệnh đường hô hấp diễn tiến rất nhanh, do đó khi thấy trẻ ho, sốt, hắt hơi... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên cho trẻ nghỉ học để chăm sóc ở nhà và tránh lây lan cho bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại cây hút ẩm, ngăn nấm mốc nên trồng mùa nồm ẩm
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?