Trị Parkinson bằng Đông y có thể tác động tới nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh.
Những khó khăn khi điều trị bệnh Parkinson bằng phương pháp Tây y
Dù việc dùng thuốc Tây y là nền tảng trong điều trị bệnh Parkinson, song việc luôn phải dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với một số khó khăn nhất định.
Tác dụng phụ của thuốc
Giống như các loại thuốc Tây y khác, dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể đi kèm với một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mất ngủ, trầm cảm, hạ huyết áp, khô da, táo bón, khó nuốt thức ăn, ảo giác... Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị rối loạn vận động gây đau đớn về mặt thể chất, tăng nguy cơ trầm cảm.
Nếu các tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ để có thể giảm liều, đổi sang loại thuốc khác hoặc tham khảo kế hợp với các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Nguy cơ “nhờn thuốc” về lâu dài
Sau một thời gian dài sử dụng thuốc, các loại thuốc Tây y thường sẽ bị giảm dần tác dụng. Đây được gọi là tình trạng “nhờn thuốc”. Điều này khiến các triệu chứng run tay chân, co cứng cơ… có thể quay trở lại bất chợt và khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối khi chưa tới liều dùng thuốc tiếp theo.
Tình trạng “nhờn thuốc” có thể được khắc phục bằng cách kiểm soát thời gian dùng thuốc, thay đổi loại thuốc mới hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác giúp kéo dài tác dụng của dopamin theo chỉ định của bác sĩ.
Ưu điểm của Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
Các vị thuốc Đông y thường khá an toàn với người bệnh Parkinson.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, bệnh Parkinson thường xảy ra do can - huyết kém, tỳ - thận hư. Theo đó, can - huyết kém là nguyên nhân khiến các khớp không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn tới thoái hoá và gây ra các cơn co cứng cơ bắp, run tay chân. Tỳ - thận hư là nguyên nhân khiến việc vận chuyển các dịch trong cơ thể gặp khó khăn, gây bế tắc kinh mạch và gây tình trạng run.
Từ những căn nguyên này, nguyên tắc trị bệnh Parkinson trong Đông y là bổ khí, dưỡng huyết, giúp người bệnh có sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng tốt hơn để cải thiện tình trạng bệnh.
Những ưu điểm của Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có thể kể tới như:
An toàn, ít tác dụng phụ do sử dụng các loại thảo dược tự nhiên.
Bổ trợ chức năng gan, thận, từ đó giúp hỗ trợ thải độc, kích hoạt lưu thông máu. Giúp bảo vệ an toàn chức năng nội tạng.
Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
Tác động được tới nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh.
Cải thiện và phục hồi sức khỏe tổng thể từ bên trong.
Không phải lo tới nguy cơ “nhờn thuốc”.
Trên thực tế, đã có nhiều người kết hợp giữa Đông và Tây y để kiểm soát triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp… do bệnh Parkinson một cách hiệu quả hơn.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 13 dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson.
Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.