Thứ tự răng sữa thay tương tự thứ tự khi răng mọc
Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa: Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Thứ tự thay răng phổ biến đối với hàm trên là: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn (răng cấm). Đối với hàm dưới: Răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối, các răng cối. Lưu ý rằng răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn nhất), mọc lúc 6 tuổi, trước khi hiện tượng thay răng diễn ra. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.
Ảnh minh họa
Thời gian từ lúc thay răng sữa thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (vài tuần) nhưng răng nhiều chân như răng cối thì thời gian thay răng có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng, răng mọc thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
Ngoài ra, việc thường xuyên dùng tay hoặc lưỡi tác động vào răng đang lung lay cũng khiến răng nhanh rụng hơn.
Những lưu ý giúp trẻ mọc răng đều đặn, tránh hô móm
Để trẻ có được một hàm răng đều, khỏe mạnh và không hô móm cha mẹ cần thường xuyên theo dõi con suốt quá trình răng bắt đầu lung lay đến khi hoàn thiện thay răng vĩnh viễn. Những lưu ý sau sẽ giúp bố mẹ thực hiện việc này một cách đơn giản và hiệu quả hơn:
+ Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn: Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm nếu có sự bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng (mọc lẫy), răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị.
+ Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng: Việc nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng, nhổ sai thời điểm có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nhổ răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ để được giúp đỡ.
+ Nhắc bé đánh răng mỗi ngày: Đánh răng hàng ngày là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ càng cần theo dõi, nhắc nhở bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng.
Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với tuổi của bé. Thay bàn chải đánh răng3-4 tháng/ lần để giảm các vi khuẩn có hại. Thời gian đánh răng mỗi lần khoảng 2 - 3 phút. Sau khi đánh răng bé có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn.
+ Gặp nha sĩ thường xuyên: Bố mẹ nên cho bé đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng/1 lần để đảm bảo răng bé khỏe mạnh.
+ Loại bỏ các thói quen xấu: Hãy nhắc bé không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Các thói quen xấu này rất có hại cho răng bé vì vậy cần phải được loại bỏ.
Hãy tìm chuyên gia đồng hành cùng cha mẹ
Ảnh minh họa
Hiện nay có rất nhiều cha mẹ đã lựa chọn phương án “Để các bác sĩ nha khoa đồng hành cùng theo dõi sức khỏe răng miệng của con”. Đây thực sự là phương pháp rất tốt và nên được nhân rộng bởi cha mẹ là người duy nhất có thể thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con mỗi ngày về vấn đề chăm sóc, bảo vệ răng miệng và loại bỏ những thói quen xấu.
Đối với các bé đã gặp tình trạng răng khấp khểnh, hô móm thì bố mẹ nên cho bé tới nha sĩ sớm để can thiệp kịp thời bằng các phương pháp như niềng răng. Bởi trong giai đoạn này, nếu được can thiệp sớm bằng các phương pháp chỉnh nha thì thời gian điều chỉnh sẽ nhanh và tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó để hạn chế tối đa tình trạng răng mọc lệch nếu có thêm 1 bác sĩ luôn theo dõi xuyên suốt tình trạng rụng và mọc răng của trẻ trong giai đoạn này, sẵn sàng thực hiện tác động y khoa nếu cần thiết sẽ vô cùng có lợi để trẻ có một hàm răng vĩnh viễn thật khỏe mạnh, đều đặn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề răng miệng cần lưu ý ở trẻ em
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.