Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổn thương sụn chêm khớp gối: Khi nào cần phẫu thuật?

Tổn thương sụn chêm là một chấn thương khá phổ biến ở các vận động viên nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi người và người cao tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp.

Chấn thương này có thể xảy ra như là hậu quả của thương tích hoặc chỉ đơn giản là do áp lực kéo dài lên đầu gối.

Sụn chêm là gì?

Sụn chêm là một sụn xơ dạng chữ C ở đầu gối, có chức năng như một "miếng đệm" đón nhận những áp lực cho va đập vào đầu gối và là một lớp mềm ngăn cách giữa xương của khớp gối. Mỗi đầu gối có hai sụn chêm giữa đầu xương đùi và xương chày, được gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.

Đứt rách sụn chêm gây hạn chế vận động và đau đớn.

Phẫu thuật hồi phục tổn thương sụn chêm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, loại và vị trí của sụn chêm, các kết quả chẩn đoán hình ảnh của khớp (chụp X quang và chụp cộng hưởng từ MRI), tuổi, và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày của bệnh nhân, bác sỹ phẫu thuật sẽ quyết định phẫu thuật là cần thiết hay không.

Do mặt ngoài của sụn chêm có nguồn cung cấp máu rất tốt nên những vết rách sụn chêm ở vị trí đó có khả năng tự lành khá cao, nhưng phẫu thuật vẫn có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nếu những tổn thương ở hai phần ba trong của mặt sụn chêm thì không có khả năng chữa lành nếu không can thiệp phẫu thuật.

Bệnh nhân trẻ tuổi thường sẽ được dùng phẫu thuật nội soi khớp gối để sửa chữa sụn chêm. Trong thủ thuật này một máy quay nhỏ được đưa vào khớp giúp các bác sĩ phẫu thuật điều hướng các dụng cụ trong khi "sửa chữa" hoặc loại bỏ những phần sụn bị hư hỏng. Phần sụn không bị tổn thương sẽ được bảo tồn tối đa để không làm ảnh hưởng đến chuyển động của khớp.

Đối với bệnh nhân lớn tuổi, bị một vết rách sụn do bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm xương khớp, điều trị không phẫu thuật là phương pháp được ưa chuộng hơn.

Điều trị không phẫu thuật của một vết rách sụn chêm

Điều trị không phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Những tổn thương nhỏ và nằm ở mặt bên ngoài của sụn
  • Các triệu chứng của chấn thương có thể sẽ tự lành lại được
  • Đầu gối cử động ổn định và phạm vi chuyển động của khớp không bị hư hỏng
  • Bệnh nhân vẫn thực hiện được các hoạt động hàng ngày như bình thường

Điều trị không phẫu thuật sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở sụn chêm, bằng bốn hoạt động chính:

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, cường độ cao. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng để tránh dồn trọng lượng trên chân của bạn.
  • Chườm đá: sử dụng túi chườm lạnh trong 20 phút một lần, một vài lần một ngày.
  • Băng ép bằng một loại băng có tính đàn hồi để ngăn chặn sưng thêm và mất máu.
  • Nâng cao chi so với vị trí của tim bằng cách kê một cái gối dưới chân hoặc gác chân lên một miếng đệm cao hơn khi bạn nằm sẽ giúp giảm sưng khớp gối. 

Bạn sẽ được khuyến cáo kiêng hoàn toàn các hoạt động thể chất trong một thời gian. Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng đau và sưng, bác sỹ có thể kê các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (ví dụ: aspirin, ibuprofen).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp toàn diện điều trị viêm xương khớp

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo HERZLIYA MEDICAL CENTER)
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm