Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tỏa sáng nhờ hàm răng trắng đẹp!

Để có hàm răng trắng bóng và nụ cười tươi đẹp rạng rỡ, bạn cần biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Việc vệ sinh răng miệng không chỉ mang lại cho bạn một hàm răng khỏe đẹp, sáng bóng, hơi thở thơm tho mà còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh răng miệng thường gặp và xa hơn nữa là một số bệnh khác.

Để răng luôn trắng, sạch

Muốn nụ cười thêm xinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây:

Hòa 1 một thìa nước cốt chanh tươi cùng 1 thìa muối nhỏ, nhúng bàn chải vào hỗn hợp này và cọ lên răng; những mảng ố sẽ nhanh chóng biến mất.

Thường xuyên ăn táo, cần tây, cà rốt, rau cải, rau diếp... Lượng axit tự nhiên trong các loại thực vật này và chất xơ của táo giúp loại đi mảng bám và làm răng bạn trắng hơn.

Nếu bạn chăm chỉ ăn mía, hàm răng sẽ trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, xơ mía sẽ chà đi chà lại trên răng.

Hàng ngày, mỗi tối ngồi xem tivi, thay vì nhấm nháp kẹo hay bim bim, bạn hãy dùng miếng cau bổ tư chà kỹ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch.

Dùng giấm táo chải răng. Cách này không chỉ làm trắng mà còn làm sạch răng.

Cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ xóa sạch những vết ố trên răng. Hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải răng khi răng bị ố vàng.

Lấy nửa thìa baking soda hòa cùng một chút nước. Dùng hỗn hợp này chải đi chải lại qua răng. Nếu áp dụng cách này thường xuyên, răng bạn sẽ đạt độ trắng như mong muốn.

Muốn hơi thở luôn hấp dẫn

Bạn có thể áp dụng những cách sau đây nếu thấy hơi thở của mình có mùi hoặc sau khi lỡ ăn, uống những thức có nhiều gia vị gây mùi:

- Súc miệng bằng nước pha sẵn được chế từ cây ngải hay bạc hà.

-Nếu có điều kiện, hãy uống nước sắc từ vỏ cây sồi, cây tầm ma, hoa cúc, cây bulô.

Ngoài ra, táo tươi, chè xanh cũng được dùng để chữa chứng hơi thở có mùi hôi.

Một vài nguyên tắc chung:

Chải răng sau bữa ăn:

Mảng bám răng, nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng... hình thành trong vòng vài giờ sau khi thức ăn tồn tại trong miệng. Do vậy, chải răng sau mỗi bữa ăn là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Khi chải răng cần chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải dọc theo chiều răng mọc hoặc xoay tròn, chải kỹ các mặt của răng.

Cạo lưỡi:

Đây là một thao tác hết sức quan trọng. Nếu ta chỉ đánh răng mà không cạo lưỡi thì vi khuẩn vẫn tồn tại trong khoang miệng. Mục đích của việc cạo lưỡi là nhằm loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tồn tại trên bề mặt lưỡi, hạn chế chứng hôi miệng do vi khuẩn gây ra.

Dùng chỉ tơ nha khoa:

Để làm sạch các kẽ răng, tốt nhất nên dùng chỉ tơ nha khoa sau khi chải răng. Dùng tăm không những không lấy hết được thức ăn bị giắt lại mà còn có thể gây ra chảy máu lợi, làm cho kẽ răng rộng ra tạo điều kiện cho thức ăn giắt nhiều hơn, dễ gây các bệnh viêm lợi và sâu răng.

Súc miệng:

Sau khi đánh răng xong, súc miệng bằng nước súc miệng có chứa fluor và clo sẽ giúp loại bỏ mảng bám răng, hốc miệng sạch vi khuẩn và hởi thở thơm tho.

Lưu ý thêm:

Bạn nên đánh răng ngay 5 phút sau mỗi bữa ăn, không nên ăn xong ngồi chơi khá lâu rồi mới đánh răng, thời gian đánh răng khoảng 3 - 5 phút. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để giúp tăng cường kết cấu men răng và chọn bàn chải đánh răng mềm.

Hiệu quả của bàn chải đánh răng bằng máy cũng được thừa nhận, nhưng với điều kiện bạn không được giảm thời gian đánh răng.

Thủy Hoài - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm