Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thói quen xấu khi làm đẹp

Mỗi người đều có thói quen làm đẹp riêng của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những thói quen của bạn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, ngoài việc làm đẹp.

Dưới đây là những thói quen xấu khi làm đẹp cùng với những lời khuyên về việc kiểm soát những thói quen này.

Mua quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da

Thật khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của các sản phẩm làm đẹp và lời hứa hẹn của những sản phẩm này. Do vậy, bạn mua tất cả những sản phẩm có thể và nghĩ rằng chúng sẽ là giải pháp cho làn da của bạn. Và, một sản phẩm khác, mới hơn lại ra đời và với lời hứa hẹn về tác dụng vượt trội hơn, bạn lại mua chúng. Và vòng tròn luẩn quẩn cứ thế diễn ra.

Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da hàng hày có thể khiến da của bạn nhạy cảm hơn. Lớp ngoài cùng của da có thể sẽ bắt đầu bong ra, gây đỏ da và kích ứng da. Tốt nhất, bạn nên đổi các sản phẩm chăm sóc da một cách từ từ để da có thời gian thích ứng với sản phẩm mới. Tại một thời điểm bạn chỉ nên sử dụng thêm một loại sản phẩm mới mà thôi.

Thường xuyên liếm lớp son dưỡng

Việc liếm môi có thể khiến độ ẩm có trong nước bọt bay hơi mất và môi bạn sẽ càng trở nên khô hơn mà thôi. Mặc dù, một số loại son dưỡng có hương thơm và sẽ kích thích người sử dụng thường xuyên liếm môi, nhưng việc này sẽ chỉ khiến lớp son dưỡng bị trôi đi mất, môi bạn sẽ lại bị khô và bạn sẽ lại bôi thêm son dưỡng để giảm khô môi. Và vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại như vậy. Cách để kiểm soát thói quen này là sử dụng một loại son dưỡng môi bám lâu và không có hương thơm. Bạn có thể sử dụng những loại son dưỡng có chứa các thành phần như dầu mầm lúa mì, dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu dừa, nha đam (lô hội), dầu bơ, dầu hướng dương hoặc dầu hạt bông. Những loại son dưỡng môi với những thành phần này thường rất hiệu quả vì chúng cung cấp độ ẩm cho môi và có thể khóa độ ẩm lại trong một thời gian dài.

Bạn tước ngọn tóc chẻ của mình

Khi bạn bắt đầu tước ngọn tóc bị chẻ ngọn, thì rất khó để dừng lại. Việc tóc bị chẻ ngọn khiến tóc bạn trông khô và hư hỏng, nhưng việc bạn tước đi những ngọn tóc chẻ này sẽ càng làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì một đoạn ngắn tóc bị quăn và chẻ, bạn sẽ có hàng cm tóc đã bị tước, thậm chí có những sợi tóc đã bị tước đi một nửa theo chiều dài. Những sợi tóc này mỏng hơn, dễ hư tổn hơn và sẽ bị rối lại với những sợi tóc khỏe mạnh khác, và sẽ lại khiến những sợi tóc khỏe mạnh bị chẻ ngọn và hư tổn theo. Cách duy nhất để giải quyết tình trạng tóc chẻ ngọn là cắt chúng đi. Những người muốn nuôi tóc dài có thể sẽ không thích làm việc này, tuy nhiên, có ngọn tóc khỏe mạnh sẽ giúp tóc bạn trông dày và dài hơn. Và nếu bạn thường xuyên bị chẻ ngọn tóc, thì có thể, cứ mỗi khi tóc chẻ bạn sẽ lại phải cắt tóc, việc này có thể kéo dài mãi mãi. Nhưng nếu bạn muốn có một mái tóc dài và không bị chẻ, thì việc cắt tóc sẽ rất hiệu quả.

Cắn móng tay

Cắn móng tay là một hành động vô thức thường xuất hiện từ khi bạn còn là trẻ con. Mặc dù việc cắn một chút móng tay từ nhỏ, hay thậm chí là khi trưởng thành không phải là vấn đề gì quá to tát, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nếu bạn cắn móng tay của bạn một cách mãn tính, kinh niên. Ngoài cắn móng tay, bạn còn cắn cả lớp biểu vì và vùng da xung quanh móng, việc này sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu và nhiễm trùng. Việc cắn móng tay mãn tính cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Rất khó để từ bỏ thói quen này bởi bạn thậm chí còn không nhận ra là mình đang cắn móng tay nữa. Nhưng để thực sự thay đổi nó, bạn nên thay thế móng tay bằng một thức khác. Ví dụ như thử nhai keo cao su khi bạn muốn cắn móng tay, hoặc bạn có thể thoa một loại kem dưỡng ẩm tay để mỗi khi bạn cắn móng tay, thì bạn sẽ nhận thấy mùi vị không mấy dễ chịu của loại kem dưỡng ẩm này, và ngừng cắn. Một cách khác, bạn nên cắt sửa móng tay thường xuyên, để không còn gì có thể cắn được nữa, hoặc dùng một loại sơn móng tay không màu, nhưng có vị đắng.

Nghiện làm trắng răng

Bạn muốn có hàm răng trắng như những người nổi tiếng thì không có gì sai cả, nhưng nếu bạn thường xuyên làm trắng răng thì có thể bạn sẽ đang làm hại sức khỏe của bạn. Các chất quá bão hòa sử dụng trong quá trình làm trắng răng trong nhiều tháng có thể gây ra những thay đổi không thể hồi phục được trên răng. Nó sẽ phá vỡ những cấu trúc ở bên trong răng, bao gồm lớp men răng và lớp phía dưới men răng. Và việc không có lớp ngà răng sẽ khiến ánh sáng đi trực tiếp vào răng, tạo ra những mảng màu xanh tím mờ ở cạnh răng. Việc này sẽ càng kích thích bạn đi làm trắng răng thường xuyên hơn, và khiến tình trạng răng của bạn ngày càng tệ đi.

Để làm trắng răng một cách an toàn, bạn nên thực hiện việc làm trắng răng tại các phòng khám nha khoa, một năm một lần. Nếu bạn sử dụng các loại gel tự làm trắng răng không cần kê đơn tại nhà, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và không nên lạm dụng các loại gel này. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến nha sỹ trước khi áp dụng bất cứ cách làm trắng răng nào.

Xoắn tóc

Thói quen xoắn tóc thường xuất hiện ở độ tuổi học sinh cấp 2, cấp 3 bởi đó là độ tuổi bạn có tóc dài và lại thường xuyên cảm thấy chán nản. Việc xoắn tóc có thể khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn, hoặc đơn giản, đó chỉ là một hành động vô thức. Và cho dù việc bạn xoắn tóc đã kéo dài theo nhiều năm, hay bạn chỉ xoắn tóc để thu hút người khác giới, thì hành động này đa phần sẽ không có hại gì cả. Nhưng nó sẽ gây ra vấn đề khi thói quen xoắn tóc tiến triển thành hội chứng nhổ tóc (trichotillomania). Đây là vấn đề nghiêm trọng hơn, có thể gây tổn thương cho tóc và da đầu của bạn. Hội chứng nhổ tóc là một loại hành vi cưỡng chế, khi mắc phải hội chứng này, người ta sẽ có ý muốn mãnh thói liệt muốn xoắn và nhổ tóc, có thể là nhổ từng sợi hoặc nhổ cả nắm tóc. Vấn đề này thường phổ biến ở nữ giới hơn, đặc biệt là nữ giới trong tuổi dậy thì hoặc tuổi mãn kinh. Hội chứng nhổ tóc là một thói quen khó có thể bỏ được nên tốt nhất, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm