Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tía tô - Thuốc an thai, chữa ho

Lá tía tô được mọi người biết đến như một loại rau thơm rất phổ biến. Loại lá này thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, lá tía tô còn có nhiều tác dụng quý như an thai, trị cảm cúm, giải độc cua cá...

Tía tô - Thuốc an thai, chữa ho

Lá tía tô (Folium Perillae) vị cay, tính ôn; vào kinh phế, tỳ. Có tác dụng tán hàn giải biểu, hành khí, an thai, giải độc cá cua. Hạt tía tô gọi là tô tử (Semen Perillae) vị cay, tính ôn; vào kinh phế; có tác dụng hạ khí, trừ đờm, giảm ho. Cành tía tô gọi là tô ngạnh (Caulis Perillae), có tác dụng lý khí. Liều dùng: 6-12g. Sau đây là một số bài thuốc có tía tô.

Hành khí, an thai:

Bài 1: tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên.

Bài 2: tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Dược liệu nấu lấy nước, gạo nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc vào khuấy đều, đun sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe dọa sẩy thai.

Tán hàn, giải biểu: Trị cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng.

Bài 1: tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 2: tía tô 80g, cà gai leo 80g, hương phụ 80g, trần bì 40g, tán bột, ngày uống 20g.

Bài 3: tía tô 15g, kinh giới 10g, hương nhu 10g, vỏ quýt 10g, gừng tươi 3 lát. Nếu nhức đầu thêm mạn kinh tử 12g, bạch chỉ 8g. Sắc uống.

Bài 4: gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà; số lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống.

Trừ đờm, dịu ho:

Bài 1: tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, pháp bán hạ 12g. Sắc uống. Trị ngoại cảm phong hàn, ho có đờm.

Bài 2: tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm.

Bài 3: tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực.

Bài 4: tô diệp 6g, mận tươi 30g (hoặc mận ướp đường), đại táo 5 quả, chè 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo nấu lấy nước, khi nước đang sôi, đổ vào ấm có chè và tô diệp, hãm tiếp. Uống 2 lần trong ngày. Liên tục 5-10 ngày. Trị ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.

Lý khí kiện tỳ:

Bài 1: tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Trị đau trướng ngực, bụng, lưng, sườn đau.

Bài 2: tía tô 12g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất 12g, cỏ mần trầu 12g, kinh giới 12g. Làm thành dạng thuốc bột hay thuốc hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g. Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy.

Bài 3: tía tô, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, sa nhân, thần khúc, mạch nha mỗi vị 2g. Nghiền bột mịn, dùng mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4g. Trị trẻ em bị tiêu chảy.

Kiện vị, cầm nôn:

Bài 1: tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối mà uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn oẹ, không ăn được mà thiên về hàn.

Bài 2: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g. Sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn nôn ói đau bụng.

Giải độc cua cá:

Bài 1: tô diệp tươi hoặc dạng khô 15g sắc hãm nước cho uống. Dùng cho các trường hợp ngộ độc do ăn cua luộc, nem cua, canh cua.

Bài 2: lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g. sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 3 lần, uống nóng. Nếu thêm kinh giới 10g, chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.

Phòng, chữa sốt xuất huyết: tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi cấm dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm