Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hiện nay là bệnh đang gặp rất nhiều ở người lớn tuổi nhất là phụ nữ, Là một bệnh tự miễn dịch khá điển hình ở người, thường dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên.

Căn bệnh này thường gây nên hiện tượng sưng khớp, đau khớp cứng khớp thường vào buổi sáng va bệnh thường xuất hiện đối xứng hai bên.
Ngoài những biểu hiện chính bệnh nhân còn biểu hiện triệu chứng toàn thân mệt mỏi, xanh xao, Sưng, nóng đỏ ở các khớp.. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 30 – 60 là có tỷ lệ mắc bệnh này cao.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng người ta chưa đua ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:

Có thể là do virut, vi khuẩn, nhưng chưa được xác định chắc chẳn rõ

Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt tới giới tính, thường thì người nữ mắc nhiều hơn người nam tới 70- 80% và tuổi tác cũng là vấn đề vì thường trên 30 tuổi thì tỷ lệ người mắc bệnh này nhiều hơn.

Yếu tố di truyền: Di truyền trong gen cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh có tới 60-70% bệnh nhân mắc tỷ lệ di truyền từ người trong gia đình trong khi tỷ lệ này ở ngoài cộng đồng chỉ có 30%

Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tỷ lệ người mắc cao nên bệnh mang tính xã hội, bệnh thường diễn biến kéo dài nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tàn phế.

Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc

Khi điều trị cần chú ý nguyên tắc sau:

 Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.

Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây là các giai đoạn và cách chữa trị theo giai đoạn nặng nhẹ của bệnh để dùng thuốc hợp lí

Giai đoạn I:  bệnh ở thể nhẹ dùng: Aspirin 1-2g/24h, chia làm nhiều lần, Cloroquin  0,2-0,4g/24h, uống liên tục kéo dài hàng tháng,tiêm Hydrocortison acetat vào một vài khớp viêm nhiều. Ngoài việc điều trị bằng thuốc bệnh nhân cần tăng cường  vận động, tập luyện, điều trị bằng các phương pháp vật lý.Tránh nơi ẩm thấp, lạnh, cần làm việc nhẹ.

Giai đoạn II: Dùng một trong các loại thuốc chống viêm non-steroid sau:

- Aspirin 1-2g/ngày, – Indomethacin 25mg x 2-6 viên – Phenylbutason 100mg x 1-2 viên – Voltaren 25mg x 2-6 viên – Felden 10mg x 1-2 viên. – Tilcotil 10mg x 1-2 viên. v.v… – Rofecoxib (Vioxx, Fecob) 25mg x 1 viên/ngày.

Delagyl 0,2-0,4mg/ngày.

Có thể dùng corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng kéo dài.

Giai đoạn III: Bệnh đã tiến triển nặng

Corticoid liều cao: Prednisolon 1,5mg/kg/24h, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.

Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, tổng liều 1,5-2g, uống viên Auranofin 3mg x 2viên/24h trong 3 tháng.

Dénicillamin 300mg x 1-2 viên/ngày x 3 tháng.

Salazopyrin 500mg x 2-4 viên/ngày kéo dài nhiều tháng.

Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan 1-2mg/kg/ngày; Chlorambucil 0,2mg/kg/ngày; Methotrexat 7-10mg/ngày, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng lọc huyết tương nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu.

Theo chuabenhviemkhop.com
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm