Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thủ thuật làm tăng nhạy cảm “điểm G”: Trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp

Một trong những món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm trong quan hệ chăn gối.

Thế nhưng không ít phụ nữ không có được điều này vì nhiều lý do. Một trong những lý do đó nằm tại “điểm G”. Thủ thuật giúp tăng nhạy cảm “điểm G” là một liệu pháp mới được trông đợi là có thể giúp trả lại niềm hạnh phúc này cho phái đẹp.

Món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm (Orgasme) trong quan hệ tình dục. Tuy vậy, thiên nhiên đã thực sự không công bằng với phái đẹp khi thiên về ban phát quà tặng này cho phái mạnh. Không ít chị em rất hiếm hoi có lần lên tới đỉnh, thậm chí chưa bao giờ! Đây phải chăng là lẽ tự nhiên mà phái đẹp buộc phải cam chịu? Câu trả lời của y học là “không”! Những tiến bộ của khoa học tình dục (Sexology) thế giới trong những năm gần đây đã góp phần trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp.

thu-thuat-lam-tang-nhay-cam-diem-g-tra-lai-su-thang-hoa-cho-phai-dep-1

“Điểm G” nằm cách lỗ âm đạo 3-5cm.

“Điểm G” hay còn gọi là “ tuyến tiền liệt của phụ nữ”  là gì?

Khoái cảm tình dục phụ nữ được chia làm 2 loại: Thứ nhất, là khoái cảm âm vật (Plaisire clitoridien) mà mọi người dễ biết đến, dễ tiếp cận. Thứ hai, là khoái cảm âm đạo (Plasire vaginal) mà không phải ai cũng biết đến nhưng nếu có lại rất mạnh mẽ, dạt dào.

Khoái cảm âm đạo đạt được khi có kích thích tình dục vào điểm G - còn gọi là “Tuyến tiền liệt của phụ nữ” (Prostate féminine), đã được Giáo sư De Graaf mô tả lần đầu tiên ở đầu thế kỷ thứ 17: “Đây là tổ chức tuyến quanh niệu đạo tiết ra chất dịch nhầy có mùi hắc, mặn tạo nên sự quyến rũ đặc biệt của phụ nữ”.

Vào đầu thế kỷ 19, Sken - Giáo sư phụ khoa người Mỹ đã viết về các tuyến đặc biệt này, được đặt tên là tuyến Sken. Và cuối cùng, năm 1950 “điểm G”, hay còn gọi là “Điểm Grafenberg” được mang tên Giáo sư tình dục học Ernest Grafenberg, người đầu tiên công bố nghiên cứu khoa học về khoái cảm tình dục phụ nữ đăng trên tạp chí Tình dục học thế giới.

Năm 1999, GS. Milan Zaviavic công bố kết quả nghiên cứu trên 200 tiêu bản âm đạo phụ nữ và xác định hơn 80% phụ nữ có tổ chức tuyến của điểm G trong âm đạo.

thu-thuat-lam-tang-nhay-cam-diem-g-tra-lai-su-thang-hoa-cho-phai-dep-2

Bơm chất keo đặc biệt vào dưới niêm mạc “điểm G” giúp tăng độ nhạy cảm với kích thích tình dục.

Xác định “điểm G” như thế nào?

Ở phụ nữ có khoái cảm âm đạo luôn có thể xác định được “điểm G” bằng ngón tay, đó là một vùng nhạy cảm tình dục, có nhiều thần kinh cảm giác và tổ chức gây cương, nổi gờ lên, dọc theo niệu đạo, ở thành trước âm đạo, cách lỗ ngoài âm đạo khoảng 3-5cm, khi kích thích vào vùng này sẽ tạo nên khoái cảm, thậm chí lên đỉnh. “Điểm G” còn được coi là tuyến tiền liệt của phụ nữ vì có đóng góp trong hoạt động tình dục và được xác định bằng PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt ở đàn ông) hoặc qua siêu âm. Vùng này tương ứng với tuyến Skene có khả năng tăng tiết ra dịch âm đạo khi đạt được khoái cảm, còn gọi là sự xuất tinh ở phụ nữ (Ejacuation féminine).

Kích thước cũng như độ nhạy cảm của “điểm G” ở mỗi phụ nữ không giống nhau, do vậy đáp ứng hoạt động của cơ quan sinh dục và sự tiết dịch âm đạo khi có kích thích tình dục của mỗi người cũng khác nhau.

Vì sao “điểm G” bị mất nhạy cảm?

Ở đa số chị em, cùng với thời gian, đặc biệt là sau sinh đẻ, do suy giảm nội tiết tố đã kéo theo những thay đổi hình thể theo xu hướng khô và teo nhỏ đi của bộ phận sinh dục, đặc biệt là sự teo nhỏ đi của “điểm G” dẫn đến những rối loạn tình dục như ham muốn tình dục giảm đi hoặc mất hẳn, khoái cảm tình dục không còn, khả năng tiết ra dịch âm đạo giảm nặng và đặc biệt là không thể hoặc rất hiếm khi có thể lên đỉnh để đạt được khoái cảm. Ngay cả với một số phụ nữ rất trẻ, do cấu tạo bẩm sinh của “điểm G” quá nhỏ hoặc mỏng, việc kích thích “điểm G” trở nên khó khăn dẫn đến hậu quả không bao giờ đạt được khoái cực (Anorgasme).

 

thu-thuat-lam-tang-nhay-cam-diem-g-tra-lai-su-thang-hoa-cho-phai-dep-3

Thủ thuật làm tăng nhạy cảm “điểm G” được thực hiện thế nào?

Với gây tê tại chỗ, bác sĩ bơm 2-3ml chất keo đặc biệt (Acide hyaluronique) vào dưới niêm mạc “điểm G” nhằm tạo lại kích thước và độ dày cần thiết của “điểm G” giúp việc dễ dàng tiếp xúc, tăng độ nhạy cảm với kích thích tình dục nhờ đó tăng khoái cảm, tăng tiết dịch âm đạo, dễ xuất tinh và dễ dàng thăng hoa để đạt được cực khoái âm đạo.

Acide hyaluronique là loại chất đã được sử dụng rất phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ, và gần đây, chất này còn được sử dụng  bơm vào thành niệu đạo để điều trị són tiểu gắng sức ở phụ nữ. Đây là chất tự nhiên, có khả năng giữ nước trong tổ chức. Do đây là chất có khả năng tự tiêu nên hiệu quả tăng nhạy cảm “điểm G” chỉ kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm, thế nhưng bù lại đây là một thủ thuật nhẹ nhàng, không đau, thời gian làm thủ thuật khoảng 20 phút, không phải nằm viện, ít biến chứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản ứng của cơ thể khi quan hệ tình dục

BS. Lê Sĩ Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm