Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thử thách cho hệ tim mạch vào mùa hè: Ai dễ tổn thương và bí quyết phòng tránh đột quỵ

Mùa hè nắng nóng gay gắt kéo dài cùng với thay đổi thời tiết đột ngột chính là mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe tim mạch. Vậy ai là những người dễ bị tổn thương nhất và chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân?

Mùa hè đến, không chỉ mang theo ánh nắng rực rỡ và những kỳ nghỉ thú vị mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Nắng nóng gay gắt không chỉ gây khó chịu mà còn là một "thử thách" thực sự, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác, đặc biệt là ở nhóm có nguy cơ cao.

Những người dễ bị tổn thương

 

  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên): khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể suy giảm theo tuổi tác, khiến người cao tuổi dễ bị mất nước và tăng thân nhiệt, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Trẻ em (dưới 4 tuổi): hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ em chưa hoàn thiện, khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
  • Người mắc bệnh mạn tính: những người mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ do nắng nóng.
  • Người lao động ngoài trời: những người làm việc dưới trời nắng nóng trong thời gian dài có nguy cơ mất nước và tăng thân nhiệt, dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ.
  • Người có lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động... là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cơ chế gây đột quỵ do nắng nóng

6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng

Nắng nóng gây ra đột quỵ thông qua nhiều cơ chế khác nhau:

  • Mất nước và rối loạn điện giải: Nắng nóng khiến cơ thể mất nhiều nước và điện giải qua mồ hôi, làm tăng độ nhớt của máu, dễ hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu não.
  • Tăng huyết áp: Nhiệt độ cao khiến mạch máu giãn nở, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rối loạn đông máu: Nắng nóng có thể gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Suy giảm chức năng các cơ quan: Nhiệt độ cao làm suy giảm chức năng của tim, thận, não và các cơ quan khác, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là rất quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời:

  • Đột ngột mất ý thức, ngất xỉu.
  • Da nóng ran, nhiệt độ cơ thể cao (trên 40 độ C).
  • Đổ mồ hôi nhiều, da ẩm ướt.
  • Yếu liệt nửa người, méo miệng.
  • Khó nói, nói ngọng.
  • Mất phương hướng, không xác định được thời gian và không gian.
  • Các triệu chứng khác: đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, khó thở, chóng mặt, co giật...

Dấu hiệu bạn sắp đột quỵ mà không biết - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG

Biện pháp phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng

  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên đợi đến khi khát mới uống.
  • Hạn chế ra ngoài trời nắng: Đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng nhất trong ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
  • Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo làm từ chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Đội mũ, đeo kính râm, khẩu trang: Để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng điều hòa hợp lý: Không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp (dưới 26 độ C) và không nên ra vào phòng điều hòa đột ngột.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối.
  • Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính: Nếu bạn mắc các bệnh như tim mạch, tang huyết áp, tiểu đường, tang mỡ máu..., hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Khám sức khỏe định kỳ: để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Ths.Lê Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

  • 21/06/2025

    D3 + K2: Sự phối hợp thiết yếu trong phát triển chiều cao cho trẻ

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.

  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

Xem thêm