![]() |
Tẩy trang sạch sẽ: Theo India Times, không tẩy trang trước khi ngủ có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn cản làn da tái tạo vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ để tránh tắc lỗ chân lông và giảm nguy cơ nổi mụn. Ảnh: Livingly. |
![]() |
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ: Sau khi tẩy trang, bạn hãy làm sạch bụi bẩn trên mặt với sữa rửa mặt chứa tinh chất dịu nhẹ. Rửa mặt quá mạnh tay hay dùng nhiều sản phẩm tẩy rửa có thể khiến da mất dầu, bị khô và kích ứng. Ảnh: Rd. |
![]() |
Sử dụng mỹ phẩm chống lão hóa: Retinol là dưỡng chất giúp giảm tốc độ lão hóa và góp phần phục hồi da. Nó tăng cường sản sinh collagen và làm chậm lại quá trình phân hủy thành phần này trong da. Ngoài ra, peptide kích hoạt collagen, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da trông sáng đẹp và tươi trẻ hơn. Bạn cũng cần dùng kem dưỡng mắt hàng ngày vì vùng da quanh mí mắt mỏng và dễ để lộ dấu hiệu tuổi tác. Ảnh: Prevention. |
![]() |
Đắp mặt nạ: Theo Best Health Magazine, bạn nên sử dụng mặt nạ có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt, nếu bạn đi chơi muộn hoặc uống rượu buổi tối, hãy đắp mặt nạ ban đêm để làn da vẫn trông khỏe mạnh vào sáng hôm sau. Bạn có thể đắp mặt nạ giấy, gel hoặc kem trong khoảng 20 phút trước khi đi ngủ. Ảnh: Insider. |
![]() |
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm giúp bạn thư giãn và tỉnh táo sau khi thức dậy. Thiếu ngủ khiến nồng độ cortisol trong máu tăng lên và có thể gây viêm da. Ảnh: Thestateman. |
![]() |
Nằm ngửa khi ngủ: Tư thế ngủ này sẽ không gây tích nước, hạn chế bọng nước trên mặt vào sáng hôm sau. Nằm ngửa khi ngủ cũng ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Những nếp nhăn này thường xuất hiện trên mặt do tì lên gối khi bạn nằm nghiêng hoặc sấp. Nếu bạn thích ngủ sấp, hãy chọn chất vải satin hay lụa để tránh nếp nhăn. Ảnh: Wolfcorp. |
![]() |
Đọc sách: Bạn nên để ít nhất một cuốn sách yêu thích trên đầu giường. Đọc một hoặc vài trang sẽ khiến bạn tránh suy nghĩ tới những điều gây lo lắng, ảnh hưởng giấc ngủ. Điều này sẽ giúp giảm sản xuất hormone căng thẳng cortisol, nguyên nhân gây hại đến da. Ngoài ra, việc đọc sách khiến bạn nhanh mệt và buồn ngủ sớm. Điều đó giúp da có thêm thời gian nghỉ ngơi và giảm thiểu quầng thâm. Ảnh: Nypost. |
![]() |
Buộc tóc đi ngủ: Nghe tưởng chừng khó chịu nhưng buộc tóc lại là cách giữ da luôn khỏe mạnh. Dầu và bụi bẩn từ tóc có thể tích tụ trên mặt và gối, làm tăng khả năng nổi mụn. Buộc tóc sẽ giữ các lọn tóc không bị dính vào mặt. Ảnh: Skinkraft. |
![]() |
Thiền hoặc tập yoga: Thực hiện vài bài tập yoga hoặc thiền sẽ giúp bạn thư giãn sau ngày dài. Yoga làm tăng lưu thông máu đến đầu và mặt, giúp da căng và khỏe. Nó mang oxy đến làn da, giảm mụn trứng cá, đồng thời làm sáng da. Ảnh: Healthnews Tham khảo thêm tại bài viết: 8 thói quen vào ban đêm giúp bạn có một làn da tuyệt vời |
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.