Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tất cả những điều cần biết về chữa bệnh bằng hương thơm

Trị liệu bằng hương thơm là một nhánh của y học cổ truyền - sử dụng các thành phần dược liệu của tinh dầu cây cỏ và thảo mộc.

Tất cả những điều cần biết về chữa bệnh bằng hương thơm

Việc sử dụng tinh dầu thực vật có từ thời cổ đại ở Ai Cập, Ý, Ấn Độ và Trung Quốc. Nhà hoá học người Pháp Rene-Maurice Gattefosse đã tạo ra thuật ngữ dầu thơm vào năm 1937 khi ông chứng kiến ​​tận mắt năng lượng chữa bệnh của dầu oải hương để chữa lành vết bỏng da.

Ngày nay, trị liệu bằng hương thơm được áp dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Biện pháp này thường được tích hợp vào các phương pháp điều trị toàn diện và được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc spa và các sản phẩm như nến, dầu mát-xa và các sản phẩm thư giãn khác.

Tinh dầu được sử dụng trong liệu pháp trị liệu bằng hương thơm là các loại dầu dễ bay hơi từ hoa, lá, thân, chồi, cành, hoặc rễ đã được chưng cất hơi, nước hoặc ép lạnh.

Cơ chế của phương pháp trị liệu bằng hương thơm

Tinh dầu có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Mỗi loại tinh dầu có tác dụng dược lý riêng, như chống vi khuẩn, kháng vi-rút, thuốc lợi tiểu, giãn mạch, làm dịu và kích thích tuyến thượng thận.

Khi hít một loại tinh dầu, các phân tử hương thơm sẽ đi vào khoang mũi và kích thích hệ viền trong não. Hệ viền là một vùng ảnh hưởng đến cảm xúc và ký ức và liên quan trực tiếp đến tuyến thượng thận, tuyến yên, vùng dưới đồi, các bộ phận của cơ thể điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, căng thẳng, trí nhớ, cân bằng hoocmon và hít thở.

Điều này làm cho hiệu quả của tinh dầu xuất hiện ngay lập tức, mang lại sự cân bằng về cảm xúc và sinh lý.

Sử dụng liệu pháp hương thơm

Trong y học thay thế, trị liệu bằng hương thơm thường được sử dụng cho nhiều bệnh trạng như dị ứng, căng thẳng, vết bầm tím, bỏng, tiêu chảy, đau tai, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), côn trùng cắn, thư giãn, khó tiêu, đau đầu, mãn kinh, mất ngủ, buồn nôn , viêm xoang, cảm lạnh, cúm, viêm xoang, chấn thương, vết thương hở, mụn sinh dục (herpes zoster), đau cơ và khớp, viêm khớp, lo lắng, bồn chồn, và sẹo. 

Liệu pháp hương thơm tại nhà

Tinh dầu có thể được sử dụng tại nhà bằng cách hít hoặc bôi ngoài da. Hít hơi nước thường được sử dụng cho các tình trạng hô hấp. Bạn có thể hít hơi nước có thêm 2-3 giọt tinh dầu của bạch đàn, cây hương thảo, cây chè, hoặc các loại tinh dầu khác vào nước nóng hoặc nhỏ tinh dầu vào trong nước tắm, hoặc dầu massage.

Lưu ý

Một số cá nhân có thể bị kích ứng khi sử dụng dầu cây đàn hương với da. Thử áp lên da trước khi sử dụng bất kỳ  loại tinh dầu mới nào.

Tinh dầu không nên được sử dụng ở cường độ cao cho da hoặc sử dụng với số lượng quá nhiều.

Phụ nữ mang thai và trẻ em nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng các loại tinh dầu.

Sử dụng trị liệu hương thơm cho sức khoẻ

Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng liệu pháp trị liệu bằng hương thơm, hãy trao đổi với bác sỹ trước để về các lợi ích và nguy cơ mà biện pháp này mang lại. Cũng nên nhớ rằng tự điều trị và tránh hoặc trì hoãn việc chăm sóc tiêu chuẩn có thể có những hậu quả nghiêm trọng.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Tác dụng của hoa oải hương - Lavender

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm