Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng tiểu cầu là gì?

Mọi người hay lo ngại về giảm tiểu cầu, vậy tăng tiểu cầu có nguy hại không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về tăng tiểu cầu trong bài viết dưới đây.

Tiểu cầu là một loại tế bào trong máu, có chức năng tạo nên cục máu đông và chữa lành thành mạch nếu chúng bị tổn thương hoặc chảy máu. Khi có quá nhiều tiểu cầu trong máu so với bình thường, tình trạng này được gọi là tăng tiểu cầu.

Số lượng tiểu cầu bình thường trung bình từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu cho mỗi microliter (mcL) máu. Tăng tiểu cầu là khi tiểu cầu tăng cao hơn 450.000 mỗi mcL máu.

Phân loại tăng tiểu cầu

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: xảy ra do tủy xương tạo quá nhiều tiểu cầu.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: xảy ra như một quá trình phản ứng với một cái gì đó, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm hoặc thiếu sắt.

Triệu chứng tăng tiểu cầu

Tăng tiểu cầu thường không có triệu chứng dễ nhận biết nào. Tuy nhiên, một số triệu chứng vẫn có thể quan sát được.

Các triệu chứng có thể xảy ra do tiểu cầu không hoạt động bình thường và dẫn đến chảy máu, trong khi các triệu chứng khác có thể liên quan đến việc tiểu cầu tập hợp và gây ra cục máu đông.

Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Vết bầm tím dưới da, thường không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Chảy máu từ những nơi như mũi, lợi (nướu) hoặc nhìn thấy máu trong phân.
  • Tăng kích thước lá lách.
  • Cảm thấy nóng rực ở bàn tay hoặc bàn chân, và thường cảm thấy tệ hơn khi tiếp xúc với nhiệt.
  • Các triệu chứng tương tự với đột quỵ: đau đầu, thay đổi thị lực, co giật, yếu ở một bên của cơ thể.
  • Các triệu chứng của cục máu đông trong phổi: đau ngực, khó thở, ho khan, đánh trống ngực.
  • Các triệu chứng của cục máu đông trong tim: đau ngực, đau hàm, khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt, đau cánh tay.
  • Các triệu chứng của cục máu đông trong mạch máu ở bụng: đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, máu trong phân.
  • Các triệu chứng của cục máu đông ở các chi: sưng một chi (thường là chân), khó chịu hoặc chuột rút.

Nguyên nhân

Đối với tăng tiểu cầu nguyên phát, số lượng tiểu cầu cao được tạo ra do sự bất thường trong cách tủy xương tạo ra chúng. Tủy xương có thể không hoạt động bình thường do đột biến gen. Gen đột biến có thể khiến enzyme hoạt động quá nhiều trong việc tạo ra tiểu cầu.

Đối với tăng tiểu cầu thứ phát, tiểu cầu tăng lên để đáp ứng với các tình trạng như nhiễm trùng, viêm, thiếu sắt, chảy máu, ung thư, phẫu thuật...

Chẩn đoán

Tăng tiểu cầu thường được xác định qua xét nghiệm máu khi kết quả số lượng tiểu cầu trên 450.000 mỗi mcL. Các xét nghiệm dưới đây có thể được sử dụng để đánh giá nguyên nhân tăng tiểu cầu bao gồm:

  • Sắt và ferritin huyết thanh
  • CRP, tốc độ máu lắng: đánh giá dấu hiệu viêm.
  • Xét nghiệm máu đối với gen JAK2, CALR hoặc MPL.
  • Sinh thiết tủy xương.

Khám lâm sàng gồm kiểm tra tình trạng chảy máu, bầm tím và đánh giá kích thước lá lách có thể được thực hiện để kiểm tra để xác định tăng tiểu cầu và tìm kiếm nguyên nhân.

Tiên lượng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng kiểu cầu, tình trạng này có thể không có ảnh hưởng lâu dài hoặc biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu có một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc một bệnh khác, hoặc nếu các biến chứng do có quá nhiều tiểu cầu xảy ra, những việc này đều có ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng quan về rối loạn tiểu cầu

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywellhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm