Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tái tạo khuôn mặt sau 10 năm ung thư da

Phát hiện ung thư da từ 10 năm trước, thế nhưng ông Hà Sỹ S. (58 tuổi) không điều trị triệt để. Đến nay, khối u lan rộng toàn bộ má phải, co kéo khiến môi, má, đầu mũi biến dạng, buộc phải phẫu thuật tái tạo lại khuôn mặt.

Tái tạo khuôn mặt sau 10 năm ung thư da

Ngày 8/6, GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình (ĐH Y Hà Nội) cho biết, ngày 26/5 bệnh nhân Hà Sỹ S. đã được phẫu thuật tái tạo lại khuôn mặt bằng kỹ thuật vi phẫu.

Sau khi thăm khám, GS.TS Sơn, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình (ĐH Y Hà Nội) cùng Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ & Bàn tay, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City và các đồng nghiệp tiến hành tái tạo lại khuôn mặt cho bệnh nhân Hà Sỹ S bằng kỹ thuật vi phẫu.

GS.TS Trần Thiết Sơn cùng các đồng nghiệp tiến hành ca phẫu thuật tái tạo lại khuôn mặt bằng kỹ thuật vi phẫu.
 
Ca phẫu thuật diễn ra trong 8 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ khối u, lấy một vạt da từ đùi ghép vi phẫu tái tạo lại khuôn mặt. Vạt da đùi được phẫu tích và chia thành 3 mảnh riêng biệt để tái tạo từng bộ phận. Các khuyết lớn vùng má môi mũi được tái tạo bởi một vạt da có nối vi phẫu.
 Theo GS Trần Thiết Sơn, việc tái tạo lại mũi, môi, má phải đáp ứng được yêu cầu phục hồi lại cấu trúc ba chiều của cơ quan bị mất. Ít vạt da nào có thể đáp ứng được yêu cầu này nếu không thực hiện được việc làm mỏng vạt da dưới kính hiển vi.

Theo đánh giá của GS Sơn, đây là một ca phẫu thuật khó, việc tái tạo cùng một lúc ba cơ quan trên mặt cũng hiếm gặp. Do vậy, đây cũng là một thành công của các bác sĩ trong việc sử dụng một loạt kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật tạo hình vào việc tái tạo một bộ phận sau khi cắt bỏ vùng ung thư như kỹ thuật tạo vạt chùm, kỹ thuật làm mỏng vạt và kỹ thuật vi phẫu mạch máu mà ít nước trên thế giới chưa thực hiện được.

Khuôn mặt bệnh nhân sau ca phẫu thuật.

 Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh và được xuất viện sau 7 ngày điều trị. Theo các bác sỹ, khoảng 3-4 tuần sau, các tổn thương có thể hoàn toàn phục hồi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kiểm tra phát hiện ung thư da
H.G - Theo Suckhoemoitruong
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm