Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ?

Những tưởng việc bỏ xõa tóc khi đi ngủ là tốt nhưng ngược lại, điều này có thể khiến tóc của bạn hư tổn trầm trọng.

Cũng như làn da của bạn, mái tóc cũng cần được chăm sóc kỹ càng ngay cả khi ngủ. Bên cạnh việc chăm sóc tóc bằng nhưng dưỡng chất phù hợp vào ban ngày, thì vào ban đêm, việc để tóc của bạn ngủ trong “tư thế” nào cũng là điều tối quan trọng. Chúng ta thường lầm tưởng rằng việc thả xõa tóc khi đi ngủ là biện pháp tốt nhất. Nhưng thực tế đã chứng minh suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, thậm chí việc để xõa tóc khi đi ngủ có thể gây nhiều tác hại không ngờ cho mái tóc của bạn.

1. Thức dậy mới mái tóc rối

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 1.

Trong lúc ngủ, việc chúng ta xoay người qua lại để tìm tư thế ngủ thoải mái nhất vô tình gây ma sát giữa tóc và gối. Điều này không chỉ khiến tóc của bạn bù xù mỗi khi thức dậy mà còn khiến chúng dễ bị xơ và yếu đi sau một thời gian dài. 

2. Có thể gây ra mụn trứng cá 

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 2.

 

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị mụn trứng cá thì bạn không nên để tóc chạm vào da mặt. Các sản phẩm tạo kiểu và dầu xả tích tụ trên tóc khi bám vào da mặt có thể làm làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc nổi mụn và kích ứng da. 

3. Tóc mọc “lởm chởm”

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 3.

Việc tóc bạn bị rối mỗi khi ngủ dậy có nghĩa là lớp biểu bì của tóc vẫn đang mở và phát triển. Việc thả tóc khi đi ngủ có thể gây cản trở đến quá trình phát triển của tóc, khiến tóc mọc chậm hoặc mọc không đồng đều.

4. Tóc của bạn có thể bị “xoăn”

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 4.

Không ít người đã phải thử vô vàn những sản phẩm tạo kiểu tóc có thể để khắc phục mái tóc xoăn của mình, nhưng một việc đơn giản như để xõa tóc khi ngủ cũng có thể khiến tóc của họ mất đi độ ẩm. Việc tóc ma sát mới gối khi ngủ sẽ làm độ ẩm của tóc bốc hơi nhanh chóng. 

5. Làm tóc chẻ ngọn

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 5.

Tóc chẻ ngọn không chỉ gây khó chịu, mà còn làm cho kiểu tóc của bạn trông xơ xác và thiếu sức sống. Nếu bạn không buộc tóc lại khi đi ngủ thì việc tóc bị đè, chà xát,... quá nhiều vào ban đêm có thể gây hại cho tóc, gây gãy và chẻ ngọn.

6. Có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Tại sao không nên “bỏ xõa” tóc khi ngủ? - Ảnh 6.

Vào ban đêm, mái tóc buông xõa của bạn có thể sẽ là một mối phiền toái. Chúng sẽ cọ vào da mặt sẽ gây cảm giác ngứa ngáy hoặc vô tình đánh thức các giác quan của bạn. Đôi khi, chúng chính là thủ phạm khiến bạn thức giấc vào mỗi đêm. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Những thói quen khi ngủ 'giết hại' sức khỏe, giảm cả chục năm tuổi thọ.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm