Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao con người đắm chìm trong ảo giác, ảo tưởng?

Ảo giác là ảo tưởng liên quan chủ yếu đến cảm giác, cảm xúc, nhất là do dùng chất gây nghiện gây ra.

Nhưng xét cho cùng, ở mức độ cao hơn liên quan đến nhận thức, suy tưởng, bao trùm tâm thức con người, đó là ảo tưởng. Đang đè nặng lên con người chính là ảo tưởng trong suy nghĩ, và rồi ảo tưởng trong hành động.

Ảo giác là tình trạng có sự hư hỏng tạm thời về mặt ý thức đưa đến sự nhận định sai lệch, méo mó về không gian, thời gian. Có những chất từ lâu là ma túy loại mạnh nhưng gây ảo giác không nhiều, như thuốc phiện, heroin (bạch phiến, hàng trắng), cocain… Nay có những thứ gây ảo giác rất mạnh đang bị lạm dụng, đó là cần sa, thuốc lắc, ma túy đá, N-ethylpentylone - chất tương tự cathinone là chất có trong cây khat, 5FR-MDMB-PICA - là chất tổng hợp giống cannabinoid của lá cần sa, psilocybin có trong cây “nấm thần”.

Suy cho cùng, con người tìm đến và sử dụng chất gây ảo giác để đắm chìm trong ảo giác là nhằm đạt được thứ “hạnh phúc” mà cái tôi của con người tội nghiệp đó nghĩ tưởng. Cái tôi luôn luôn vận hành trong sự lo âu, sợ hãi, thất vọng, tức giận, đau khổ nên thường đồng hóa hạnh phúc là dục lạc, khoái cảm, là sự an bình giả tưởng trong cảm giác, cảm xúc khi bất ổn. Thế là con người lao mình, đắm chìm trong ảo giác mà ma túy, chất gây ảo giác đưa đến. Đang nhìn cuộc đời màu xám xịt, nhờ chúng người ta nhanh chóng đạt được sảng khoái, thần kinh được kích thích, có sự rối loạn trong suy nghĩ, cười không kiểm soát để thấy cuộc đời có màu hồng thật tươi. Rồi trí não bắt đầu bị ảo giác, mất các khái niệm về thời gian, không gian để thấy bản thân không còn sầu ải, khổ não nữa. Như nói ở trên, chất gây ảo giác có gây trạng thái gọi là “giải thể nhân cách” (depersonalization): người bị ảo giác có cảm tưởng mình thành người khác, như trở thành siêu nhân, vị thánh, đấng cứu thế, làm thầy thiên hạ . Đối với nhiều người, cảm giác “trở thành siêu nhân, vị thánh, đấng cứu thế, làm thầy thiên hạ” cũng là một thứ “hạnh phúc”.

tai-sao-con-nguoi-dam-chim-trong-ao-giac-ao-tuong-1

Người bị ảo giác có cảm tưởng mình thành người khác

Triết lý Phật giáo giúp tôi hiểu biết về nguyên nhân tại sao con người tìm đến ảo giác, ảo tưởng. Đức Phật Thích Ca là bậc giác ngộ về sự khổ, ngài khẳng định: “Mọi người bình đẳng với nhau về khổ và đều có thể tự đi, tự đến trên con đường giải thoát khỏi khổ”. Đức Phật không chỉ lý giải về nỗi khổ của chúng sinh mà còn chỉ ra con đường diệt khổ. Năm giới (ngũ giới cấm) được Đức Phật chỉ ra nhằm cho mọi người thấy các phương pháp sơ bộ cần thực hiện (cũng là sự lưa chọn cần thiết) để ngăn ngừa những điều ác phạm phải gây thiệt hại cho mình và cho người, và làm những điều thiện có lợi cho mình và cho người. Năm giới đó là: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.Năm giới rất cụ thể và tưởng chừng đơn giản, nhưng suy đi ngẫm lại là con đường hiệu quả thoát khổ, có thể tạo nên hạnh phúc cho mỗi con người, cho gia đình và cho xã hội.

Riêng giới thứ năm, vào thời Đức Phật sống, người ta chỉ chứng kiến tệ nạn nghiện rượu tàn phá thân tâm của nhiều người, đã làm băng hoại hạnh phúc của biết bao gia đình. Khi đó chưa có các chất gây nghiện khác như ngày nay nên Đức Phật đã đề ra giới thứ năm là “không uống rượu”. Trong thời đại ngày nay, rất cần mở rộng giới thứ năm là “không dùng chất gây nghiện và gây  ảo giác”. Bởi vì, không chỉ có rượu là chất gây nghiện mà nhiều chất gây nghiện khác như ma túy, các chất gây ảo giác đang làm khổ sở biết bao nhiêu con người. Nếu con người thấu hiểu và thực hiện ngũ giới cấm, và nhất là thấm nhuần thuyết vô ngã của nhà Phật thì không chạy theo “hạnh phúc” mà cái tôi của con người đó nghĩ tưởng. Làm sao người ta phục tùng cái tôi chạy theo dục lạc, ảo giác khi thấu hiểu đó chỉ là ảo tưởng, và sự thật chỉ là “vô ngã”?

Ảo giác là ảo tưởng liên quan chủ yếu đến cảm giác, cảm xúc, nhất là do dùng chất gây nghiện gây ra. Nhưng xét cho cùng, ở mức độ cao hơn liên quan đến nhận thức, suy tưởng, bao trùm tâm thức con người, đó là ảo tưởng. Đang đè nặng lên con người chính là ảo tưởng trong suy nghĩ, và rồi ảo tưởng trong hành động.

Theo triết lý Phật giáo, suy nghĩ hành động thường xuất phát từ vô minh, và nếu là vô minh sẽ chất chứa những ảo tưởng bản chất là tham sân si,chúng chỉ gây nên phiền não. Do sự tương tác không ngừng của những ảo tưởng mà tạo nên, nảy sinh quátrình tạo ra bản ngã tức “cái tôi”. Nếu bạn xem xét nó sâu hơn, bạn sẽ thấy rằng mỗi cá thểcon người chỉ là những ảo tưởng tạo ra ý thức của một nhân dạng gọi là bản ngã. Bản ngã chỉ là một loạt ảo tưởng giữ chặt những hồi ức mà con người trân trọng trong quá khứ, những dự phóng, kỳ vọng tươi đẹp về tương lai.Muốn tự hiểu được con người mình, bạn phảiý thức được về quá trình xây dựng cái bản ngã đầy ảo tưởng đó.

Krishnamurti, nhà hiền triết nổi tiếng của thế kỷ 20, có thái độ rất quyết liệt với những “ảo tưởng” của con người.

Chân lý con người ước vọng đạt tới, nhưng thèm khát chân lý thường là một ảo tưởng. Krishnamurti cho rằng “Con người thèm khát chân lý, muốn vươn đến chân lý, muốn thu đạt chân lý trong tay, nhưng chân lý giống như ngọn gió, không thể bắt lấy nó, không thể cầm giữ nó trong nắm tay”. “Vậy thì đường nào đến chân lý?”, Krishnamurti lạnh lùng trả lời “Chân lý không có đường vào. Nó có ở đó cho ngài, hãy ngài nhận lấy hoặc ngài bỏ đi”.

Con người cần hy vọng, cần niềm tin, nhưng Krishnamurti lại bảo hy vọng thường là ảo tưởng của một tâm trí cùn lụt chẳng biết phải làm gì với hiện tại; còn niềm tin chỉ là sự ám thị hoang tưởng. Con người chạy tìm tình yêu, nhưng Krishnamurti lại bảo tình yêu theo nhiều kiểu hiện nay chỉ là sự dối gạt, vì con người hiện nay chỉ biết bảo toàn cho “cái tôi” của mình.

Con người hỏi vậy phải làm gì, Krishnamurti lại nói chẳng cần làm gì cả ngoài việc nhận ra và hiểu biết, chính sự nhận biết thấu hiểu đã là hành động tích cực rồi. “Chân lý không mang lại hy vọng, nó chỉ mang lại sự hiểu biết”.

Trong triết lý Phật giáo, có phương cách nhận biết, thấu hiểu ảo tưởng. Đó là tu tập chánh niệm, để có sự tỉnh giác, suy nghĩ sáng suốt, có thái độ đúng đắn trong mọi hành vi của con người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 1, Cần sa - Marijuana ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào? - Phần 2

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm