Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng tuyệt vời của hành trong cỗ Tết

Tết thường lạnh, dễ gây cảm lạnh và do ăn uống dễ bị xáo trộn nên dễ gây rối loạn tiêu hóa nên càng cần phải ăn hành.

Hành tăng cường miễn dịch cho con người, đồng thời tiêu diệt yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.

Theo phép dưỡng sinh của Đông y, lúc xuân về dương khí phát triển, để hòa đồng, con người cần có những thực phẩm có tính ôn dương, Theo đó hành là 1 trong 3 vị hành, tỏi, hẹ của họ Hành tỏi đã được đánh giá cao (theo Nội kinh và Bản thảo cương mục). Hành lại là loại gia vị được thu hoạch vào thời kỳ giáp tết nên tươi ngon. Hành không chỉ có vai trò gia vị mà còn được dùng như một loại rau ăn sống trong các món salat, hành luộc cả cây, muối củ, hành xào (hành tây). Hành không chỉ làm ăn ngon miệng bởi khí vị của nó, mà còn làm ngon mắt bởi 2 màu xanh trắng tươi mọng để trang điểm món ăn, hấp dẫn chúng ta muốn ăn.

 

Lợi ích của hành

Theo Đông y, hành vị cay, tính ôn, không độc, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, chướng khí, nôn mửa. Hành là thức ăn, vị thuốc ôn dương nên dùng cho người bị dương hư nói chung. Do hành làm ấm thận, nên ấm cả bào cung nơi có 3 kinh đốc, xung, nhâm, chi phối sức khỏe phụ nữ (kinh nguyệt, thai sản). Cũng do hành làm ấm thận, gốc của tiên thiên, sẽ làm lợi cho cả toàn thân của mọi người, mọi tuổi.

Hành thuộc họ Hành tỏi, đều chứa allicin là chất được nghiên cứu chữa nhiều bệnh. Hành, tỏi có tác dụng đồng thời vừa tăng cường miễn dịch của cơ thể vừa diệt vi khuẩn gây bệnh nên rất hiệu nghiệm đối với các bệnh dịch như: cúm,viêm nhiễm ở các bộ máy trong cơ thể. Theo một tác giả Nhật, hành có tác dụng điều tiết thân nhiệt tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi nên phòng và giảm thiểu các loại bệnh “hàn, nhiệt”. Khi bị cảm sốt, ta dùng nước luộc hành tươi để uống vừa đơn giản mà hiệu nghiệm. Một bác sĩ người Pháp đã chứng minh hành làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Một nhà khoa học Mỹ chiết xuất từ hành chất chữa xơ cứng mạnh máu vành tim. Ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ hạ cholesterol, và cản trở sự tích tụ cholesterol trên vách huyết quản, chữa huyết áp cao. Một tài liệu nói hành có chất “insulin thảo mộc” dùng tốt cho người bệnh đái tháo đường. Nhà bác học Tokin và các nhà khoa học ở trường Đại học Y Kharcop sau hàng chục năm nghiên cứu  Hành có một số nhận xét: nhai một củ hành trong ít phút, miệng không còn vi khuẩn kết luận “hành là thần dược chữa bách bệnh”.

Hành và tỏi có nhiều điểm tương đồng. Hành tác dụng yếu hơn tỏi nhưng êm dịu hơn, nhất là trong sử dụng làm thức ăn dễ được tiếp nhận hơn, vì trong giao tiếp của cộng đồng không cho phép ta để mùi nồng của tỏi cản trở.

Để dùng hành tỏi phòng chữa bệnh có hiệu quả bằng cả 2 hình thức ăn và thuốc cần bảo toàn hoạt chất là tinh dầu và men rất dễ bị phân hủy. Hành tươi sống, tác dụng mạnh hơn khi nhúng, tái. Không nên nấu kỹ! Hành tỏi nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất rồi để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Sau khi đã nấu chín món ăn  ta mới nên cho hành vào và chỉ để một lúc là phải ăn nóng.

Một số công dụng chữa bệnh

Cảm cúm, ho sốt, đau họng, nhức đầu, chóng mặt:

- Hành lá tươi rửa sạch giã nhuyễn lấy nước cốt hoặc pha loãng tẩm bông nhét vào lỗ mũi hoặc cho vào nước sôi để xông mũi.

- Tăng cường ăn hành sống, tái, xào… vào các món ăn hàng ngày.

- Nấu cháo nhừ cho hành (củ đập dập, lá thái nhỏ) cùng lá tía tô tưới thái chỉ  cho vào cháo, để một lúc nhấc ra ăn nóng, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi (không cho trứng).

Tăng cường ăn hành sống, tái, xào... vào các món ăn hàng ngày trị cảm cúm, ho sốt, đau họng, nhức đầu, chóng mặt

- Nấu nước sôi rồi cho hành hãm lấy nước uống.

- Nấu canh, gồm hành tươi 4 - 5 củ, gừng tươi 3 lát. Nếu thêm đậu xị 12g sẽ có hiệu quả cao hơn (Thông xị ẩm). Nếu dùng hành gừng với cá chép thì nấu canh hoặc nấu cháo.

Ho đờm đặc rát họnghành cả rễ, lê 1 quả to, đường 9g. Nấu nước uống.

Ho viêm phế quản: 6 củ hành, 1 củ cải, 3 lát gừng tươi. Nấu cải trước chín mới cho gừng hành. Uống nước ăn cái.

Đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa: hành khô 5 củ, gừng khô 2 lát sao qua cho thơm, sắc nước uống.

Táo bón: củ hành lá loại lớn 1 cọng xẻ rãnh nhét muối tinh vào, thoa dầu vừng bên ngoài, nhét vào hậu môn.

Táo bón người già: củ hành 100g giã nhuyễn vắt lấy nước. Sữa bò tươi 250ml và mật ong 100ml. Trộn 2 nước lại nấu sôi rồi trộn nước hành. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói.

Thoát dương: ra mồ hôi đầm đìa, chân tay lạnh ngắt thường xảy ra sau thượng thổ hạ tả (tiêu chảy, mửa)  uống nước gừng hành khô đồng thời dùng 2 thứ đó giã nhuyễn, xào nóng đắp lên rốn (tránh gây bỏng).

Bí đái hậu phẫu: củ hành sống 250g thái lát, muối 500g xào nóng cho vào túi vải chườm quanh rốn và bụng dưới.

Bí đái: luộc hành tươi uống nước, bã đắp (với ít muối) lên huyệt khí hải (bụng dưới). Nếu giã thêm 2 con dun đất to, mới đào, trộn đắp cùng, hiệu quả càng cao.

Chân phù: nấu nước hành xông, ngâm.

Phù do thận: 5 củ hành cả lá, bí đao và đậu đỏ nhỏ hạt mỗi thứ 200g. Cá lóc 200g bỏ nội tạng. Cho các thứ trên vào bụng cá luộc lại. Cho vào nước nấu chín để ăn 1 - 2 ngày 1 lần. Có thể thêm 3 củ tỏi nấu cùng.

Sỏi thận: hành tươi củ lá 250g, móng sừng chân lợn 4 - 8 cái cạo rửa sạch. Cho cả 2 vào nước hầm mềm móng. Uống nước là chính, cái ăn tùy  ý.

Viêm mũi mãn tínhdùng lá hành hoặc cả thái nhỏ giã nhuyễn nhét thẳng vào 2 lỗ mũi, hoặc dội nước sôi để xông, hoặc giỏ nước hành vắt vào mũi, hoặc tẩm bông nhét vào lỗ mũi, hoặc tẩm gạc đắp lên sống mũi. Hoặc xào nóng hành bọc vào vải đắp lên sống mũi ban ngày, ban đêm phải dùng băng dính giữ kẻo rơi khi ngủ.

Viêm họng cấp mạn: hành 5 cọng, trứng vịt 1 - 2 quả nấu kỹ. Ăn trứng, uống nước ngâm bã hành. Có thể thêm mạch nha, hoặc mật ong tốt nấu cùng cho dễ uống.

Đường huyết cao: dùng hành tươi nhúng tái ăn chấm tương vào thời điểm trong hoặc ngoài bữa ăn, để ăn được thường xuyên.

Huyết áp cao: hành 30g, đỗ trọng 15g, bồ dục lợn 250g. Xào tái bồ dục với hành rồi đổ nước đỗ trọng đã nấu sắn vào nấu tiếp cho chín bầu dục để ăn cái uống nước.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: sắc 20 quả táo đỏ, 7 cọng hành củ lấy nước uống buổi tối. Hoặc để cạnh gốc 1 đĩa hành củ thái nhỏ. Ngửi mùi hành bốc dễ ngủ.

Suy nhược thể lực và thần kinh, ăn không ngon miệng: lấy 2 củ hành tươi với 300g đường cho vào 300 ml nước. Nấu uống sáng chiều, tối. Mỗi lần 1 thìa to (thìa múc canh) (gọi là xirô hành).

Bệnh lý sản phụ khoa: bế kinh, thống kinh, kinh chậm dùng hành làm món ăn, thức uống như trên. Tăng cường ăn hành khi có rối loạn kinh. Khi đã khỏi thì giảm bớt. Không dùng nhiều khi đang có kinh bình thường, kinh nhiều.

Viêm tuyến vú, tắc sữa: 10 củ hành lá cả rễ, bồ công anh 10g - 100g. Rượu trắng 60ml, nước 1 lít. Nấu còn 500ml. Nước chia 2 lần uống, bã còn nóng đắp lên vú sưng.

Bỏng lửa: củ hành tươi giã trộn với mật ong tùy ý đủ dùng bôi đắp lên chỗ bỏng.

Bị gãy xương: 1 nắm hành tươi, gừng 1 củ, lá thông 90g giã nhuyễn bó lại ngày 1 lần.

Rắn rết, bọ cạp, ong độc cắn: củ hành lá loại to dày giã nhuyễn lấy nước hoặc cả bã trộn mật ong tốt bôi đắp lên chỗ tổn thương.

Chấn thương sưng bầm: hành củ lá giã nhuyễn với nhân hạt gấc muối sao nóng với dấm đắp lên chỗ tổn thương. Nếu nguội phải xào nóng lại.

Chữa ghẻcủ hành sống, rau dền gai, vôi mỗi thứ 500g, dầu vừng vừa đủ. 3 thứ  đều thái nhỏ phơi khô giã bột, trộn dầu để xoa lên mụn ghẻ. Có thể thêm bồ công anh cùng chế để đắp lên mụn nhọt.

Chân bị chai cứng đau nhức: dùng củ hành tươi cắt 1 phần để xát vào chỗ bị chai hoặc giã nhuyễn đắp bó lại ngày thay 1 lần. Hoặc thêm 3 hạt tiêu, củ tỏi tím giã cùng ít muối dấm để đắp. Để có hiệu quả hơn thì cạo bớt lớp trên của chai cho rớm máu, ngâm nước muối cho mềm trước khi đắp thuốc.

Chữa ung bướu: có tài liệu dẫn ý kiến của một số nhà khoa học Mỹ nhận định hành tỏi có chứa chất phòng chống ung thư. Bên Đông y có tác giả khuyên dùng hành chữa u tiền liệt tuyến dựa vào vai trò của thận và các mạch xung nhâm.

 

Về kiêng kỵ dùng hành

Theo Đông y, do hành có tính ôn ấm, có tác dụng ôn dương nên thích hợp với người dương hư. Tránh dùng cho người dương thịnh, hỏa bốc. Không ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng (mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi). Người phụ nữ thường có kinh sớm, kinh nhiều, kinh lỏng đỏ, nên tránh ăn nhiều hành.
Có một số điểm khác biệt giữa Đông Tây y; Đông y không dùng hành tỏi cùng mật ong, gây đầy chướng và không dùng ở trường hợp âm hư hỏa vượng (huyết áp cao).

Ăn hành tỏi sợ để mùi, nhai nhúm trà, súc miệng nước trà và vào dịp tết ăn, ngậm mứt gừng, mứt quất…
BS. Phó Thu Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm