Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng của ruột thừa là gì?

Theo ScienceABC, các nghiên cứu gần đây cho thấy ruột thừa có một số tác dụng miễn dịch quan trọng và một số ứng dụng khác, cả cho việc phát triển bào thai và người lớn trưởng thành.

Tác dụng của ruột thừa là gì?

Hầu hết các bộ phận trên cơ thể con người đều có tác dụng mà ai cũng có thể biết được. Phổi cho phép chúng ta hít thở và truyền oxy đến máu, trong khi da bảo vệ chúng ta khỏi các lực bên ngoài và các mầm bệnh cũng như tạo điều kiện cho mồ hôi thoát ra. Tuy nhiên, cũng có những phần kỳ lạ của cơ thể vẫn còn bí ẩn. Ngoại trừ những bộ phận nhất định của não, một trong những bộ phận hấp dẫn nhất của cơ thể là ruột thừa.

Bạn có thể nghe nhiều câu chuyện về nó, nhưng đâu là sự thật? Ruột thừa thực sự có tác dụng gì trong cơ thể?

Lịch sử nghiên cứu ruột thừa

Ruột thừa là cơ quan còn sót lại trong suốt quá trình tiến hóa.

Bạn có thể học về các bộ phận nội tạng trong lớp học của mình và thậm chí nghe nói về một số phần bộ phận của cơ thể con người, như răng khôn, đuôi, núm vú nam nhưng ruột thừa là ví dụ phổ biến nhất về cái được gọi là "cơ quan còn sót lại" (vestigial organ) – theo định nghĩa, "cơ quan còn sót lại" là một biểu hiện thể chất của một đặc điểm di truyền đã trở nên quá cũ hoặc đã lỗi thời trong suốt quá trình tiến hóa.

Con người vẫn có những yếu tố nhất định từ tổ tiên là loài linh trưởng và nó biểu hiện qua một số "cơ quan còn sót lại". Về phương diện tiến hóa, sự hiện diện của chúng không làm giảm khả năng của chúng ta. Vì vậy, mặc dù chức năng của chúng không còn cần thiết nữa nhưng chúng vẫn còn tồn tại.

Nằm gần đường giao nhau của ruột non và ruột già, ruột thừa có cấu trúc dạng ống có chiều dài khoảng 5-20 cm. Trong nghiên cứu y học ban đầu về chức năng của các cơ quan, hình dạng độc đáo của nó làm nhiều nhà nghiên cứu bối rối. Ruột thừa dường như không có bất kỳ tác dụng thực tế nào trên thực tế và đã được chỉ định như là "cơ quan còn sót lại" trong nhiều thế kỷ.

Trong nhiều năm, ruột thừa đã được loại bỏ thường xuyên trong các cuộc phẫu thuật và đây được xem là một biện pháp phòng ngừa viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa đòi hỏi phải được mổ cấp cứu, không chỉ vì trình trạng đau đớn mà vì viêm ruột thừa còn giải phóng các chất truyền nhiễm vào trong khoang cơ thể và hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm phúc mạc, có thể gây tử vong. Loại bỏ một cơ quan "vô ích" dường như là một biện pháp phòng ngừa tốt.

Ngay cả vào đầu thế kỷ 21, người ta cũng đã được dạy rằng ruột thừa không có tác dụng trong cơ thể. Một số người cho rằng ruột thừa là nơi lưu trữ các vi khuẩn có lợi, có thể khởi động lại hoặc phục hồi lại đường tiêu hóa trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, điều này đã gây tranh cãi gay gắt bởi những người cho rằng ruột thừa là "cơ quan còn sót lại".

Khi trưởng thành, ruột thừa thực sự phục vụ một số chức năng quan trọng.

Nhưng ruột thừa quan trọng hơn những gì chúng ta thường biết.

Ruột thừa thực sự làm được những gì?

Đối với những người đã cắt ruột thừa khỏe mạnh để ngăn ngừa viêm ruột thừa trong tương lai, chúng tôi có một số tin xấu cho bạn. Khi trưởng thành, ruột thừa thực sự phục vụ một số chức năng quan trọng (với điều kiện nó vẫn khỏe mạnh).

Trước hết, ruột thừa là một kho lớn cho các mô tế bào lympho và trong suốt cuộc đời của bạn, ruột thừa hỗ trợ sản xuất một số lympho – đó là một loại bạch cầu. Tuy nhiên, trong những năm đầu phát triển, ruột thừa có vẻ như là nơi mà cơ thể có thể phơi nhiễm các tế bào máu trắng, các mầm bệnh và các chất ngoại lai khác nhau, dẫn tới việc tạo ra kháng thể.

Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng ruột thừa tạo ra các phân tử then chốt giúp chỉ đạo và vận chuyển bạch cầu đến nơi cần thiết trong cơ thể. Rõ ràng, một ruột thừa khỏe mạnh trong những năm đầu tiên sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong suốt cuộc đời của bạn.

Hơn nữa, khi trưởng thành, ruột thừa hoạt động như một hệ thống miễn dịch độc lập, có thể lọc và đáp ứng các vật liệu không mong muốn có trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Bằng cách giúp quản lý sản xuất kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch của ruột, ruột thừa cũng có thể tăng cường khả năng tự miễn dịch của cơ thể.

Trong giai đoạn thai nhi, ruột thừa có chức năng giữ các tế bào nội tiết.

Trong giai đoạn thai nhi, ruột thừa có chức năng giữ các tế bào nội tiết. Những sự kích thích hormone ban đầu ở thai nhi giúp thiết lập các kiểm soát homeostatic và quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự phát triển bình thường.

Cuối cùng, ruột thừa có thể được sử dụng trong các thủ tục sửa chữa khác nhau cho các bộ phận của hệ thống dạ dày-ruột. Do tính chất đặc biệt và hình dạng của ruột thừa các bác sĩ phẫu thuật đã khéo léo sử dụng nó để thay thế cơ vòng và niệu quản (khi cần thiết) để duy trì chất lượng cuộc sống bình thường cho bệnh nhân. Tính linh hoạt của ruột thừa là đáng kể và nó là một trong số ít cơ quan có thể thay đổi chức năng của mình.

Mặc dù viêm ruột thừa là một mối đe dọa nghiêm trọng và có thể rất nguy hiểm, hầu hết các bác sĩ hiện tại đề nghị giữ cho cơ quan này bên trong cơ thể càng lâu càng tốt.

Theo Khoa học TV/vneview
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm