Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa công thức là gì? Cách pha, bảo quản và lưu ý sử dụng

Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng có lượng sữa dồi dào để đủ cho bé bú no vì thế phương pháp thay thế tốt nhất chính là dùng sữa công thức.

Sữa công thức trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại và được dùng phổ biến nhất để thay thế trong điều kiện người mẹ không đủ điều kiện cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vậy thế nào là sữa công thức và cách chọn sữa công thức như thế nào để phù hợp cho bé, hãy cùng các thông tin chi tiết trong bài viết sau đây làm rõ các khía cạnh này.

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức còn có tên gọi là sữa bột trẻ em hay Baby Formula, là loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Công thức hóa học của sữa công thức mô phỏng như của sữa mẹ vì thế có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.

Loại sữa có thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ là sữa công thức 1, thường dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng. Chúng được sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau để có thể tiện dụng cho từng trường hợp cụ thể

  • Sữa dạng bột: loại sữa này thường được pha với nước trước khi cho bé ti

  • Sữa dạng lỏng: loại sữa này thường dùng một lượng nước tương đương để pha.

  • Sữa dùng ngay: giá thành sẽ đắt hơn, tuy nhiên sẽ rất tiện lợi vì có thể cho trẻ dùng luôn mà không cần pha.

Hướng dẫn pha sữa công thức đúng cách

Để giữ được giá trị dinh dưỡng của sữa và tránh cho sữa bị nhiễm khuẩn cần tuân thủ đúng hướng dẫn pha sữa theo từng bước sau đây

  • Rửa sạch các dụng cụ pha sữa rồi luộc sạch với nước sôi trong khoảng 10 phút

  • Tính toán đúng lượng sữa mà bé cần bú trong 1 lần

  • Dùng đúng lượng nước phù hợp với lượng sữa đã lấy ra

  • Dùng muỗng đo lường có kèm theo trong hộp sữa để có thể lấy được lượng sữa như đã tính toán ở trên, nhớ không được lấy muỗng đầy mà phải gạt ngang bằng dụng cụ gạt.

  • Nước pha sữa trong khoảng 40 độ C hoặc tương đương nhiệt độ cơ thể là 37 độ C, không quá nóng hoặc quá nguội. Sau khi pha sữa xong cần cho bé ti từ từ để tránh bị sặc sữa.

Trẻ sơ sinh có nhu cầu sử dụng sữa như thế nào?

Với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng thường có nhu cầu sử dụng sữa công thức như sau

  • Từ 0 đến 1 tháng tuổi: mỗi lần là 60ml, dùng từ 8 - 10 lần mỗi ngày với tổng lượng sữa là khoảng 480ml.

  • Từ 1 đến 2 tháng: mỗi lần là 90ml, dùng từ 7 - 10 lần mỗi ngày với tổng lượng sữa là 630ml.

  • Từ 2 đến 4 tháng: mỗi lần là 120ml, dùng từ 6 - 10 lần mỗi ngày với tổng lượng sữa là 720ml

  • Từ 4 đến 6 tháng: mỗi lần là 150ml, dùng từ 6 - 8 lần mỗi ngày, tổng lượng sữa là 900ml.

Bảo quản sữa công thức như thế nào?

Sữa công thức sau khi đã pha chỉ có thể sử dụng tối đa trong 2 giờ, lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi vì trong sữa đã dính nước bọt của trẻ vì thế có thể làm sữa nhiễm khuẩn và bị hư hỏng, không tốt cho việc bảo quản.

Sữa của cử trước đã dùng quá 2 giờ cũng không nên cho bé dùng lại vì như thế sẽ dễ làm bé bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono thường gây ra viêm não Nhật Bản hoặc nhiễm trùng máu.

Cách chọn sữa công thức cho bé

Với thị trường sữa đa dạng như hiện nay thì việc chọn cho bé loại sữa công thức phù hợp nhất không phải là đơn giản. Để đảm bảo chọn đúng loại sữa và an tâm hơn với việc sử dụng sữa của con mình, cha mẹ cần chú ý

Kiểm tra nhãn hiệu, bao bì của sữa để đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái

Xem kỹ các thành phần của sữa như: chất đạm, chất béo, ARA, DHA, vitamin,... được ghi rõ trên nhãn để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ cả thế chất lẫn chiều cao, cân nặng, trí não và hệ miễn dịch của trẻ.

Cha mẹ nên chọn các thương hiệu sữa có chứng nhận của các tổ chức y tế thế giới, tổ chức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm công nhận vì như thế sẽ có độ tin cậy cao.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chọn sản phẩm phù hợp cho con của mình, đặc biệt là trường hợp bé bị sinh non, nhẹ cân, có vấn đề về tiêu hóa, cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt,...

Những lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ

Khi sử dụng sữa công thức cho bé, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây

Cách pha: pha sữa với nước nóng, không hâm sữa bằng lò vi sóng, không dùng sữa khi còn quá nóng vì có thể gây bỏng cho bé

Hạn sử dụng: không dùng sữa đã quá hạn sử dụng vì sữa này đã mất giá trị dinh dưỡng và có thể gây bệnh cho bé.

Bảo quản: đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, không bảo quản sữa bằng cách đông lạnh vì như thế sẽ làm mất chất dinh dưỡng của sữa.

Vệ sinh dụng cụ pha sữa: vệ sinh sạch sẽ các dụng pha sữa trước và sau khi cho bé bú

Không sử dụng sữa công thức cho bé tự chế vì điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng của trẻ.

Cần chú ý đến các khuyến cáo về sữa công thức giả để tránh mua nhầm vừa làm mất nhiều chi phí và còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Màu sắc và mùi vị của sữa: luôn phải chú ý đến màu sắc và mùi của sữa khi dùng để đảm bảo chất lượng sữa vẫn tốt khi sử dụng. Nếu sữa đã biến đổi mùi và màu sắc thì cần bỏ đi ngay.

Trên đây là các thông tin về sữa công thức cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết. Hãy tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm tốt nhất cho con của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn về cai sữa dành cho các mẹ!

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm