Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn về cai sữa dành cho các mẹ!

Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng nếu bạn nghĩ là đến thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé, thì bạn nên ngừng cho bé bú. Và nếu bạn đang ở trong giai đoạn cai sữa cho con thì bạn cần nhận được sự hỗ trợ và những thông tin cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Hướng dẫn về cai sữa dành cho các mẹ!

Thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé?

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Đó sẽ là món quà lớn nhất mà bạn dành cho bé. Sau 6 tháng đầu, bạn nên chuyển dần sang việc cho bé ăn dặm cho tới khi bé được 1 tuổi.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi đủ 1 tuổi thì bé không được bú mẹ nữa. Nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú đến khi nào bạn muốn, miễn là cả 2 mẹ con đều cảm thấy thoải mái.

Và nếu bạn muốn cai sữa cho bé sớm trước khi bé tròn 1 tuổi, thì cũng không gây hại gì cả. Nhưng luôn cẩn trọng để đảm bảo rằng bé của bạn được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để phát triển sau khi cai sữa.

Các lý do để cai sữa

Cách dễ nhất để cai sữa cho bé là đợi cho đến khi bé sẵn sàng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải cai sữa cho bé sớm hơn, chẳng hạn như bạn có một số lý do dưới đây:

  • Đi làm trở lại
  • Gặp khó khăn khi hút sữa
  • Căng thẳng
  • Mang thai
  • Các lý do về y tế
  • Tự do cá nhân
Cai sữa cho bé như thế nào?

Nếu bạn cần phải cai sữa cho bé, vì bất cứ lý do gì, thì dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn cai sữa cho bé một cách dễ dàng và đơn giản:

Cai sữa ngay lập tức

Nếu bạn cần phải cho bé cai sữa ngay lập tức, bạn có thể làm theo những bước sau:

  • Không kích thích sữa về. Chỉ nặn ra một chút sữa vừa đủ để làm bạn không bị đau và vú bạn không bị căng tức.
  • Không dùng máy sữa. Cách tốt nhất để hút sữa ra mà không gây kích thích nguồn sữa là dùng tay vắt sữa ra.
  • Chườm lạnh để làm giảm nguồn máu cung cấp tới vú và làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Tránh chườm ấm vì việc này có thể kích thích nguồn sữa
  • Cai sữa có thể sẽ khiến bạn bị đau, do vậy, bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau.
  • Mặc một loại áo ngực tốt, cứng và hỗ trợ tốt cho ngực của bạn.
  • Nhớ rằng, việc quấn chặt ngực của bạn sẽ không làm giảm nguồn cấp sữa mà chỉ khiến bạn bị đau hơn mà thôi.
  • Trong khi cho bé uống sữa công thức hay sữa bò, hãy cố gắng bế bé ở tư thế tránh xa bầu vú của bạn
  • Làm cho giờ ăn của bé trở nên đặc biệt – giao tiếp bằng mắt với bé, hát một bài hát hoặc đơn giản chỉ là trò chuyện với bé.
  • Không nên giảm lượng nước uống vào của bạn. Giảm lượng nước uống sẽ không làm giảm lượng sữa của bạn mà chỉ làm bạn bị thiếu nước mà thôi.
  • Tránh hoặc giảm ăn muối để làm giảm nguồn cung cấp sữa.
  • Nếu bị căng tức, sưng vú, bạn có thể uống 200mg vitamin B6 để làm giảm tình trạng căng tức vú.
  • Nếu trước khi mang thai bạn đang uống thuốc tránh thai hàng ngày, thì khi bạn muốn cai sữa, bạn có thể bắt đầu uoóng thuốc trở lại. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước.
Cai sữa từ từ

Nếu bạn không vội và muốn cai sữa cho bé một cách từ từ, bạn có thể làm theo những cách dưới đây:

  • Nếu bạn cai sữa trước khi bé đủ 1 tuổi, hãy lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với bé. Ban đầu hãy cho bé uống với 1 lượng nhỏ để xem bé có chấp nhận loại sữa mới hay không.
  • Bắt đầu cai sữa bằng cách cho uống xen kẽ giữa sữa mẹ và sữa công thức để hệ tiêu hóa của bé quen dần với sự thay đổi.
  • Khi bắt đầu cho bé cai sữa, hãy cho bé bú sữa mẹ trước khi cho bé ăn dặm hoặc uống sữa công thức.
  • Khi em bé đã quen với bước này, hãy chuyển sang bước tiếp theo: cho bé uống sữa công thức hoặc cho ăn dặm trước khi cho bé bú.
  • Khi bé không còn phụ thuộc vào sữa mẹ, sau khi ăn, hãy cho bé uống nước lọc thay vì bú sữa mẹ.
  • Nếu bạn thường xuyên dùng máy hút sữa ra cho bé bú, hãy giảm tần suất hút sữa. Dần dần, ngừng hút sữa trong vòng 1 tháng.

Lưu ý

Dưới đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn cho bé cai sữa:

Không nên hạn chế hoàn toàn việc bú mẹ của bé. Nếu bé muốn bú mẹ, hãy cho bé bú nhưng trong khi đó, hãy làm bé mất tập trung bằng việc chơi trò chơi, một món đồ ăn khác…

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé bú mẹ, bạn có thể đảm bảo được rằng bé được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng khi cai sữa, bạn sẽ phải vất vả hơn để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé.  Nếu bé chưa đủ 1 tuổi và bạn muốn cai sữa cho bé, hãy nhớ cho bé uống các loại sữa công thức được bổ sung sắt.

Hãy kiên nhẫn. Đây chính là chìa khóa khi cai sữa. Kể cả khi bạn muốn cai sữa cho bé ngay lập tức, cũng sẽ cần vài ngày. Do vậy, bạn không nên “đốt cháy giai đoạn” vì việc này sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn, gây ảnh hưởng xấu đến cả 2 mẹ con.

Chuẩn bị kỹ càng. Trước khi cai sữa, hãy chuẩn bị tất cả những gì mà bạn cần, bao gồm sữa công thức, bình/cốc sữa, dụng cụ vệ sinh bình sữa…

Trao đổi với bác sỹ. Hãy trao đổi với bac sỹ trước khi bạn quyết định cho bé cai sữa. Mặc dù cai sữa là quyết định cá nhân, nhưng bạn vẫn nên trao đổi với chuyên gia để đảm bảo rằng việc cai sữa không gây ảnh hưởng đến em bé.

Tránh xoa bóp. Bạn nên tránh ma sát hoặc xoa bóp núm vú để tránh kích thích nguồn sữa.

Tránh ngủ chung.  Nếu trước đây bé ngủ chung giường với bố mẹ, thì khi bắt đầu cai sữa chính là thời điểm mà bé có thể ngủ riêng (riêng giường hoặc thậm chí là riêng phòng).

Xin nghỉ làm. Khi bạn đang cai sữa cho bé, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẽ nghỉ làm trong một vài ngày. Cai sữa có thể sẽ khiến bị căng tức vú, khiến vú bạn bị cứng như đá và rất đau. Trong trường hợp này, bạn cần được nghỉ ngơi.

Chú ý đến cảm xúc của bản thân. Nếu bạn cai sữa, hormone trong cơ thể sẽ tăng cao, khiến bạn nhạy cảm hơn. Do vậy, hãy để ý đến cảm xúc của bản thân mình.

Nhờ chồng giúp đỡ. Bạn có thể nhờ chồng trông con khi đến cữ bú của bé. Việc này không chỉ làm bé quên đi việc bú mẹ mà còn giúp kết nối 2 bố con. Bạn cũng có thể nhờ chồng pha sữa và cho bé ăn giúp bạn.

Chuẩn bị sẵn sàng vì bé sẽ rất quấy khóc trong giai đoạn này.

Thực hiện nghiêm ngặt thời gian biểu. Em bé sống rất đúng với thời gian biểu, mà bạn lại vừa tạo ra một thay đổi lớn trong thời gian biểu của bé, do vậy, hãy cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu này.

Ngủ khi bạn có thể. Em bé có thể sẽ rất quấy khóc, cả ban ngày và ban đêm vì phải cai sữa. Do vậy, hãy tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bạn có thể.

Mụn sẽ mọc trở lại. Khi cai sữa, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể sẽ khiến mụn mọc trở lại ở một số phụ nữ. Và, đừng hoảng hốt vì tình trạng đó sẽ qua nhanh thôi.

Thông tin thêm trong bài viết: Mẹo để dự trữ và bảo quản sữa mẹ

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

  • 22/04/2024

    Trà dành cho hội chứng ruột kích thích

    Uống trà thảo dược có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hoá mạn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy hoặc táo bón.

Xem thêm