Theo TS.BS. Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa ung thư, BV Trung ương Kyoto Miniren, Đại học Kyoto, Nhật Bản), hiện nay không có xét nghiệm tầm soát ung thư bằng máu nào được công nhận vì thiếu bằng chứng khoa học về lợi ích.
Đồng quan điểm về vấn đề này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng tất cả những xét nghiệm chất chỉ thị ung thư (hoặc dấu ấn ung thư, tumor markers) trong máu chỉ đóng vai trò bổ trợ ở những người đã nhận chẩn đoán mắc ung thư. Dù chúng có thể giúp ích trong việc theo dõi diễn tiến bệnh, xem bệnh có tái phát hay không, vai trò trong tầm soát ung thư (tức thực hiện trên người khoẻ mạnh, không có triệu chứng) đã bị phủ nhận từ 20 năm trước.
Theo PGS.TS.BS. Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai, để tầm soát bệnh ung thư bác sĩ cần hỏi bệnh, thăm khám, đánh giá tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật của bản thân, các triệu chứng hiện tại có thể có để từ đó đưa ra các chỉ định chụp chiếu đánh giá làm sao có thể phát hiện sớm bệnh. "Mỗi xét nghiệm có một giá trị riêng và việc tầm soát bệnh ung thư không chỉ dùng xét nghiệm máu mà còn cần phải áp dụng thăm khám chụp chiếu đánh giá", PGS.TS Phạm Cẩm Phương nhấn mạnh.
Giải thích vấn đề này, BS Phương cho rằng, các xét nghiệm máu cụ thể là các chất chỉ điểm khối u trong máu thường chỉ được đánh giá để theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi phát hiện tái phát, di căn ở bệnh nhân ung thư.
Với giá trị để chẩn đoán bệnh thì giúp hỗ trợ chẩn đoán phân biệt và định hướng chẩn đoán trong rất ít trường hợp. Với vai trò sàng lọc bệnh ung thư các chất chỉ điểm khối u trong máu thường chỉ được áp dụng đối với các đối tượng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư gan và ung thư tuyến tiền liệt nhưng cũng phối hợp với phương pháp khác chứ không chỉ xét nghiệm máu đơn thuần.
Chất chỉ thị ung thư là gì?
Theo BS Quý, trong cơ thể người bệnh ung thư, khối u có thể tiết ra một số chất đặc trưng đủ cao/nhiều để đo được qua xét nghiệm máu. Với nhiều tên gọi như "chất chỉ thị ung thư" hay "dấu ấn ung thư", những chất này đã được chú ý nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước với hi vọng giúp ích trong chẩn đoán hoặc phát hiện sớm ung thư.
Hiện đã có tới hơn 50 loại chất chỉ thị ung thư có thể đo bằng xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vai trò của chúng còn hạn chế và đã bị bác bỏ trong tầm soát ung thư. "Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn nói rằng chúng là "di sản" bị gọi nhầm hoặc hiểu nhầm vì trên thực tế, những chất này không thật sự đặc hiệu cho ung thư như được kỳ vọng ban đầu". BS Quý giải thích thêm.
Chất chỉ thị ung thư không có giá trị trong việc tầm soát ung thư
Trên thực tế, gọi là "Chất chỉ thị ung thư" nhưng những chỉ số này không thật sự đặc hiệu cho một loại ung thư nào. Như chỉ số CA125 có thể tăng cao ở ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư tụy, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và cũng có thể tăng lên khi bị xơ gan, suy thận, bệnh viêm ruột và thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Trong khi đó, CEA có thể tăng ở ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tụy, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp và một số loại khác. Tuy nhiên nhiều bệnh và tình trạng lành tính, mạn tính khác như bệnh viêm đường ruột, tiểu đường, xơ gan, loét dạ dày, thậm chí hút thuốc lá cũng có thể làm tăng chỉ số CEA này!
Điều này có nghĩa là nếu CEA dương tính thì bác sĩ sẽ thường chỉ định thêm hàng loạt xét nghiệm để đánh giá "từ đầu tới chân" xem nguyên nhân tăng CEA là ở đâu. Đối với bệnh nhân có khó khăn tài chính thì đây thực sự là thảm hoạ vì ngoài lo lắng, ảnh hưởng tâm lý, họ sẽ tốn hàng triệu tới hàng chục triệu đồng cho các xét nghiệm như CT cản quang hoặc PET/CT, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm bụng,... Chưa kể là các xét nghiệm này sẽ có thể được lặp lại hằng năm vì bệnh nhân khó thoát khỏi ám ảnh từ cái tên "chất chỉ thị ung thư", dù nó chả có ý nghĩa chỉ thị đặc hiệu gì như từng được kỳ vọng và nghiên cứu rầm rộ 30-40 năm trước.
Quý độc giả có thể tham khảo khuyến cáo tầm soát ung thư dành cho cộng đồng (đối sách ung thư) ở Nhật Bản, không hề có chất chỉ thị ung thư, xét nghiệm gene hay PET/CT.
Với bản năng lo lắng và tò mò, người nhận kết quả "dương tính" thường sẽ đi đo lại định kỳ xem "nó thế nào rồi" và tiếp tục các khảo sát cho tới khi tìm ra nguyên nhân gì đó. Theo một báo cáo từ Hàn Quốc, sau 5-7 năm theo dõi những người có mức CA19-9 tăng cao mà không phải ung thư, người ta ghi nhận gần 50 bệnh bệnh lành tính, mạn tính khác nhau ở gan, phổi, phụ khoa, tụy, tuyến giáp,...có thể giải thích kết quả này, nhưng cũng có tới gần 25% (tức 1/4) không rõ nguyên nhân là gì!
Nhưng điều đáng báo động nhất là nhiều ca bệnh ung thư thuộc các loại trên, như ung thư đại tràng và ung thư dạ dày lại không hề làm tăng những chất này.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.