Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sốt viêm tuyến bạch cầu: Những điều cần biết

Rất nhiều thanh thiếu niên yêu nhau vô cùng say đắm. Bạn có thể thấy rất nhiều cặp đôi âu yếm, nắm tay hay hôn công khai. Có một căn bệnh đặc hiệu, rất phổ biến ở giới trẻ gây ra bởi virus – Đó là sốt viêm tuyến bạch cầu (Glandular fever)

Sốt viêm tuyến bạch cầu: Những điều cần biết

Tình trạng sức khỏe này cũng được biết với tên gọi khác, như là bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm (Mononucleosis or Mono). Và đôi khi là căn bệnh của những nụ hôn bởi – bạn cũng có thể hiểu tại sao - nó truyền qua thông qua nước bọt.

Bởi nó là bệnh virus, vẫn chưa có phương cứu chữa cho bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu. Tuy nhiên, triệu chứng và dấu hiệu giống với cảm cúm và thường sẽ khỏi sau 1 đến 2 tháng, theo các chuyên gia y tế. Chữa trị tập trung vào việc làm giảm thiểu những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Cũng có những liệu pháp tại nhà giúp đối phó với triệu chứng. Rất hiếm trường hợp khi sốt viêm tuyến bạch cầu gây tử vong.

Cũng không thể không xảy ra trường hợp bị sốt viêm tuyến bạch cầu và mắc cách bệnh nhiễm trùng thứ phát như viêm amidan và viêm xoang. Cũng có một vài biến chứng đi kèm với bệnh virus. Bao gồm viêm gan hay to lách. Ở một số rất ít các trường hợp, lách sưng to bởi sốt viêm tuyến bạch cầu có thể bị giập vỡ và cần phẫu thuật. Giập vỡ lách thường do tăng áp lực ổ bụng, như khi đang chơi thể thao.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Virus gây chứng sốt viêm tuyến bạch cầu là virus Epstein-Barr hay EBV, thuộc họ virus Herpes. EBV cũng được xem là một trong những virus gây viêm nhiễm phổ biến nhất cho loài người trên thế giới.

Như những gì đã đề cập trước đó, loại virus này lan truyền thông qua nước bọt. Nó không chỉ thông qua những nụ hôn mà sốt viêm tuyến bạch cầu có thể nhiễm qua đường khác – nó có thể thông qua việc hắt xì, ho và dùng chung đồ với người mang virus EBV.

 

Bạn có thể đã mắc bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu rồi nhưng chưa phát hiện ra ngay. Đó là bởi những triệu chứng và dấu hiệu thường xuất hiện sau 4 đến 8 tuần sau khi bị nhiễm. Tuy nhiên, cũng có thể có người mắc bệnh mà không có bất cứ một triệu chứng nào. Cũng không ít trường hợp sốt viêm tuyến bạch cầu ở trẻ em tự khỏi mà không gây bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.

Những người ở độ tuổi từ 15 đến 30 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Và với những người tiếp xúc với nhiều người cũng có khả năng mắc bệnh. Y tá, người chăm sóc hay những người dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Rất khó để phân biệt bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu với bệnh cảm hay bệnh do các virus thông thường khác bởi triệu chứng cơ bản là giống nhau. Một số trường hợp thì không có triệu chứng nào rõ rệt nhưng nếu có thì phải mất 4 đến 8 tuần sau khi bị nhiễm EBV.

Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sưng các hạch ở cổ và ở những vị trí khác, sốt, đau đầu, yếu cơ, ra mồ hôi ban đêm và đau họng. Người bệnh có thể thấy ớn lạnh, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban, sưng mắt và đau quanh và phía sau nhãn cầu.

Trong vòng 1 đến 2 tháng, các triệu chứng có thể tự hết. Theo các chuyên gia, hầu hết bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống bình thường chỉ trong vòng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, nó có thể gây mệt mỏi khi bệnh kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Chữa trị và liệu pháp tại nhà

Bởi căn bệnh gây ra bởi virus nên vẫn chưa có thuốc chữa. Kháng sinh không được sử dụng cho bệnh nhân này bởi nó không đáp ứng với virus. Tuy nhiên, bác sỹ có thể kê đơn thuốc làm giảm đau, viêm họng xuất hiện kèm theo với bệnh.

Cũng có một vài giải pháp chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Bao gồm nghỉ ngơi và tăng lượng nước trong cơ thể. Có thể tự mua và sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh là gì?

Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm