Sỏi đường mật trong gan có thể gây ra những ảnh hưởng gì?
Trên thực tế, sỏi đường mật trong gan chủ yếu là sỏi sắc tố (sỏi bilirubin). Dù các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân chính xác của tình trạng này, họ cho rằng một sai sót trong quá trình gan xử lý cholesterol và các acid mật có thể liên quan tới sự hình thành sỏi đường mật trong gan.
Sự tích tụ sỏi đường mật trong gan có thể gây ra các cơn đau đớn, khó chịu do tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong đường mật (hay mạng lưới các ống dẫn mật từ gan, qua túi mật xuống ruột non). Về lâu dài, tình trạng sỏi đường mật trong gan có thể làm tăng nguy cơ áp-xe gan, ngộ độc, thậm chí là suy gan.
Điều trị sỏi đường mật trong gan theo Tây y
Dùng thuốc điều trị sỏi đường mật trong gan
Các thuốc Tây y làm tan sỏi mật thường ít được sử dụng trong trường hợp điều trị sỏi đường mật trong gan. Nguyên nhân là bởi sỏi trong gan thường có bản chất là sỏi sắc tố, trong khi các thuốc hiện nay chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol. Do đó, chủ yếu người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc giúp giảm triệu chứng như:
- Thuốc giảm đau để giúp giãn cơ, giảm co thắt, giảm đau.
- Thuốc kháng sinh để giảm nhiễm khuẩn.
- Thuốc kháng viêm để giúp giảm viêm nhiễm.
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt trong điều trị sỏi đường mật trong gan. Bác sỹ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, mềm, đầu có gắn camera đưa qua miệng bệnh nhân, đi xuống phần đầu của ruột non, nơi có lỗ đường mật - tụy. Thông qua lỗ này, thuốc cản quang được bơm vào để quan sát số lượng và kích thước sỏi. Sau đó, dựa vào hình ảnh nhìn thấy, bác sỹ sẽ tiến hành các kỹ thuật phù hợp như tán sỏi, lấy sỏi, đặt ống stent đường mật…
Tuy nhiên, phương pháp này không sử dụng được cho các trường hợp: Xơ hóa đường mật, đường mật bị chít hẹp, sỏi có kích thước lớn hơn 2cm hoặc sỏi nằm ở những vị trí sâu bên trong gan.
Nội soi lấy sỏi qua da
Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo đường hầm qua da xuyên gan, đường hầm được nong rộng đủ để đưa ống nội soi vào tán sỏi. Những vụn sỏi nhỏ sẽ được bơm rửa để tống xuất xuống tá tràng, còn những mảnh lớn sẽ được đưa ra ngoài.
Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi
Mổ hở được áp dụng khi có quá nhiều sỏi trong gan. Khi thực hiện, bác sỹ phải phối hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent vị trí ống dẫn mật bị tắc hẹp.
Phẫu thuật cắt một phần gan
Trong trường hợp các phương pháp trên không có hiệu quả, sỏi nằm quá sâu và nhiều, lựa chọn điều trị có thể là loại bỏ phần gan bị ảnh hưởng, đặc biệt khi sỏi đường mật nằm giới hạn trong một phần gan (ví dụ như thùy gan trái). Trong trường hợp sỏi đường mật ảnh hưởng tới toàn bộ gan, các bác sỹ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ các vùng bị ảnh hưởng chính nếu có thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đã cắt bỏ một phần gan có thể giảm thiểu số lượng sỏi, tỷ lệ tái phát sỏi cũng thấp hơn so với những người không phẫu thuật.
Trong trường hợp sỏi đường mật gây nhiều áp lực trong các ống dẫn mật, các bác sỹ có thể tiến hành dẫn lưu dịch mật qua da, từ đó giảm nhanh áp lực lên gan và đường mật. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến khích người bệnh nên phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoàn toàn, từ đó cải thiện lưu thông dịch mật.
Lưu ý, nguy cơ tái phát sỏi mật đặc biệt cao ở những người bị hẹp đường mật. Trong trường hợp này, các bác sỹ có thể xem xét phương án đặt stent đường mật để giảm nguy cơ tắc nghẽn gây tái phát sỏi mât, dẫn tới biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm.
Trị sỏi đường mật trong gan theo Đông y
Để khắc phục nhược điểm của Tây y là tỷ lệ tái phát sỏi sau phẫu thuật khá cao, nhiều chuyên gia đã xem xét sử dụng các thảo dược Đông y để trị sỏi đường mật trong gan. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược như sài hồ, hoàng bá, diệp hạ châu, nhân trần, chi tử, uất kim, chỉ xác, kim tiền thảo có thể tăng cường chức năng gan, hạn chế ứ trệ dịch mật, kháng khuẩn kháng viêm, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng, tăng cơ hội bào mòn sỏi và hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát sỏi sau mổ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh lý sỏi gan có nguy hiểm?
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.