Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sinh thiết nội mạc tử cung là gì? Mục đích và cách thực hiện ra sao?

Sinh thiết nội mạc tử cung là một trong những phương pháp hữu ích giúp chẩn đoán các vấn đề về tử cung của nữ giới. Đặc biệt xem liệu bệnh nhân có bị ung thư nội mạc tử cung hay không.

I. Sinh thiết nội mạc tử cung là gì?

Sinh thiết nội mạc tử cung là một thủ thuật y khoa, trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu nội mạc tử cung rồi quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá bất thường về mô học mẫu nội mạc.

Sinh thiết nội mạc tử cung có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ mà không cần sử dụng thuốc gây mê. Thông thường, thủ thuật này mất khoảng 10 phút để hoàn thành.

II. Tại sao cần sinh thiết nội mạc tử cung?

Sinh thiết nội mạc tử cung được thực hiện để giúp chẩn đoán các bất thường của tử cung, cũng như loại trừ một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Tìm nguyên nhân gây chảy máu sau mãn kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường

  • Nguyên nhân tăng sản quá mức của niêm mạc tử cung

  • Tầm soát ung thư nội mạc tử cung

  • Đánh giá khả năng sinh sản

  • Kiểm tra nhiễm trùng tử cung như viêm nội mạc tử cung

  • Kiểm tra phản ứng của bạn với liệu pháp hormone

Sinh thiết nội mạc tử cung

Sinh thiết nội mạc tử cung là một thủ thuật để chẩn đoán nhiều bệnh trong sản phụ khoa.

Sinh thiết nội mạc tử cung đôi khi được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm soi tử cung. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem xét bên trong tử cung thông qua một ống nhỏ ở lớp niêm mạc của tử cung.

Xét nghiệm này được dùng để xác định nguyên nhân của:

  • Kinh nguyệt thất thường (kéo dài hoặc không có chu kỳ)

  • Chảy máu sau khi đã mãn kinh

  • Chảy máu khi trị bệnh bằng hormone

  • Niêm mạc tử cung dày được phát hiện khi siêu âm

  • Xét nghiệm Pap bất thường

  • Tầm soát ung thư nội mạc tử cung sau khi tìm được những tế bào nội mạc không điển hình

  • Đánh giá khả năng sinh sản

  • Kiểm tra đáp ứng của liệu pháp hormone

  • Được thực hiện ở phụ nữ trên 35 tuổi

  • Kiểm tra xem bệnh nhân có bị ung thư nội mạc tử cung hay không.

Sinh thiết nội mạc tử cung thường không được thực hiện khi mang thai, trong hoặc sau khi mãn kinh, trừ khi bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường. Ngoài ra, bạn cũng không nên làm sinh thiết nếu có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Rối loạn đông máu

  • Bệnh viêm vùng chậu cấp tính

  • Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo cấp tính

  • Ung thư cổ tử cung

  • Hẹp cổ tử cung

III. Cần làm gì trước khi sinh thiết nội mạc tử cung?

Sinh thiết nội mạc tử cung khi mang thai có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thể mang thai thì hãy báo ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn thử que thử thai hoặc xét nghiệm máu trước khi sinh thiết để đảm bảo rằng bạn không mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại các chu kỳ kinh nguyệt trước khi làm sinh thiết. Điều này thường được yêu cầu nếu xét nghiệm cần được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong chu kỳ của bạn.

Tiếp theo, hãy nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào bạn đang sử dụng. Bạn có thể phải ngừng dùng thuốc làm loãng máu trước khi sinh thiết nội mạc tử cung, vì những loại thuốc này có thể cản trở khả năng đông máu của máu.

 trước khi làm sinh thiết nội mạc tử cung

Bệnh nhân nên được tư vấn kỹ càng và nếu nghi ngờ mang thai thì hãy báo bác sĩ trước khi làm sinh thiết nội mạc tử cung.

IV. Sinh thiết nội mạc tử cung diễn ra như thế nào?

Trước khi làm sinh thiết, bạn sẽ được đưa choàng y tế để mặc vào. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa trên bàn, chân dạng kiềng, giống như khi khám phụ khoa để kiểm tra vùng chậu. Điều này bao gồm làm sạch âm đạo và cổ tử cung của bạn.

Bác sĩ có thể đặt một chiếc mỏ vịt vào cổ tử cung của bạn để giữ cố định trong quá trình làm thủ thuật. Bạn có thể cảm thấy áp lực hoặc hơi khó chịu từ chiếc mỏ vịt này.

Sau đó, bác sĩ sẽ chèn một ống mềm, mỏng được gọi là ống dẫn qua lỗ mở cổ tử cung của bạn, rồi di chuyển ống hút qua lại để lấy mẫu mô từ niêm mạc tử cung. Toàn bộ quy trình thường mất khoảng 10 phút. Mặc dù phương pháp này tốn ít thời gian hơn và có thể thực hiện dễ dàng, nhanh chóng nhưng nó có thể dẫn tới tình trạng chuột rút đối với một số bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị hút điện tử: Cách này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi thực hiện.

Hoặc phun chất lỏng (phương pháp tưới phản lực): Giúp rửa các mô nằm ở tử cung ra bên ngoài. Trước khi thực hiện rửa mô, bác sĩ sẽ loại bỏ các lớp lót trước bằng bàn chải chuyên dụng.

Sau khi sinh thiết, mẫu mô lấy ra sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn sẽ nhận được kết quả từ khoảng 7 đến 10 ngày sinh thiết.

V. Những rủi ro có thể xảy ra sau khi sinh thiết nội mạc tử cung?

Sinh thiết nội mạc tử cung có một vài rủi ro nhất định. Trong đó, hàng đầu thường là đau, nhưng đau sẽ giảm nhanh một thời gian sau thủ thuật. Hoặc bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng ibuprofen (Advil, Motrin) hay một loại thuốc giảm đau khác từ 30 đến 60 phút trước khi làm thủ thuật để bạn không phải lo sợ.

Những nguy cơ ít phổ biến khác bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, và rất hiếm gặp thủng tử cung.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở âm đạo trong vòng một hoặc hai ngày. Việc chảy máu âm đạo hoặc xuất tiết trong vòng một tuần sau khi sinh thiết là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh khi bị chảy máu và đừng tập thể dục nặng hoặc nâng vật nặng trong vòng một ngày sau khi làm sinh thiết.

Ngoài ra, đừng quan hệ tình dục, sử dụng băng vệ sinh, hoặc thụt rửa cho đến khi dừng chảy máu.

Nếu bạn thấy một số triệu chứng bất thường dưới đây hãy liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Chảy máu nhiều và kéo dài sau sinh thiết

  • Sốt hoặc ớn lạnh

  • Đau dữ dội ở bụng dưới

  • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi bất thường

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đờ tử cung - biến chứng nguy hiểm sau đẻ.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm