Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng ung thư nội mạc tử cung thường gặp

Ung thư nội mạc tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến đối với phụ nữ trước và sau mãn kinh. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung để bảo vệ sức khỏe của mình.

Ung thư nội mạc tử cung là bệnh Ung thư phụ khoa khá phổ biến, phát sinh từ lớp nội mạc tử cung. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ trong khoảng 45-75 tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trẻ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Nồng độ hormone estrogen thay đổi thất thường được cho là có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng làm tăng nguy cơ mắc Ung thư nội mạc tử cung: tuổi tác, dậy thì sớm, chưa bao giờ mang thai, người mắc bệnh đái tháo đường, từng sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

Ung thư nội mạc tử cung phát sinh từ lớp nội mạc tử cung

Một số triệu chứng sau có thể là dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung:

Xuất huyết âm đạo bất thường

Chảy máu bất thường ở vùng kín là dấu hiệu phổ biến nhất ở những phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung. Nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau thời kỳ mãn kinh, cần nên đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế uy tín. 

Ngoài ung thư tử cung, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, polyp hoặc liệu pháp hormone thay thế cũng có thể gây ra hiện vùng kín chảy máu sau mãn kinh.

Ở phụ nữ chưa mãn kinh, hiện tượng xuất huyết âm đạo có thể đi kèm kinh nguyệt thất thường, kéo dài hơn 7 ngày và ra máu nhiều. Nếu chu kỳ sau cách chu kỳ trước chưa đầy 21 ngày, bạn nên theo dõi tình hình sức khỏe và xin tư vấn của bác sỹ phụ khoa.

Khí hư bất thường

Tiết dịch âm đạo là hiện tượng bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, lượng dịch ra nhiều, khí hư lỏng như nước hoặc có máu, đặc biệt sau mãn kinh rất có thể là dấu hiệu ung thư ở lớp nội mạc tử cung. 

Đau khi quan hệ

Đau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, trong đó có ung thư nội mạc tử cung. Hiện tượng này còn có thể đi kèm chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ.

Đau vùng chậu

Đau co thắt vùng chậu và bụng dưới là dấu hiệu khối u nội mạc tử cung đã phát triển. Khi đó, khối u chèn ép tới các cơ quan xung quanh gây đau xung quanh xương chậu. Nếu sờ bằng tay, bạn có thể cảm nhận được khối cứng ở vùng chậu.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân đột ngột khi không tập luyện hay ăn kiêng không phải dấu hiệu tốt đối với sức khỏe. Một số bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung có hiện tượng mệt mỏi, chướng bụng và ăn nhanh no. 

Thay đổi thói quen bài tiết

Khối u ở lớp nội mạc tử cung có thể gây chèn ép bàng quang và xương chậu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Chị em nên đặc biệt theo dõi sức khỏe và đi khám kịp thời nếu thấy những triệu chứng đi kèm như chảy máu âm đạo hay ra nhiều khí hư.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư nội mạc tử cung di căn và biến chứng thiếu máu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu trong quá trình điều trị ung thư nội mạc tử cung. 

Tham khảo thông tin tại bài viết: Người bị béo phì dễ mắc ung thư hơn người bình thường PLO

Quỳnh Trang H+ (Theo VeryWell Health) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 27/09/2023

    Nguyên nhân gây sưng phù và cách xử lý

    Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.

  • 26/09/2023

    Những thói quen đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc trầm cảm

    Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

  • 26/09/2023

    Một vài điều cần biết về chế độ ăn chay

    Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau

  • 26/09/2023

    Top 5 dưỡng chất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

    Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.

  • 26/09/2023

    Mẹo làm đẹp duy trì làn da trẻ trung

    Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.

  • 26/09/2023

    Chế độ ăn giúp phòng, chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

    Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.

  • 26/09/2023

    Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?

    Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.

  • 26/09/2023

    Triệu chứng ở mắt "tố" tình trạng sức khỏe của bạn

    Các chuyên gia cảnh báo một số triệu chứng ở mắt như: Mắt đỏ ngầu, nhạy cảm với ánh sáng, mắt ngứa... có thể "tố" tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bạn.

Xem thêm