Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhân lên và lây lan vào máu, gây ra các triệu chứng như sốt kéo dài, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy. Sốt thương hàn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Mầm bệnh lây truyền qua thức ăn hoặc nguồn nước uống bị nhiễm phân của người bị bệnh. Điều kiện vệ sinh kém và không đảm bảo vệ sinh trong các trận mưa, lũ lụt có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh thương hàn.
Những biện pháp như uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thực phẩm, rửa tay thường xuyên cùng với việc tiêm phòng bệnh thương hàn là những biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh sốt thương hàn.
Bệnh tả là một bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính do nhiễm phải vi khuẩn Vibrio cholerae. Vi khuẩn này gây tiêu chảy nhiều lần, có thể dẫn đến mất nước và thậm chí tử vong trong vài giờ nếu không được điều trị. Bệnh tả lây truyền khi ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn. Việc thiếu nước sạch và các công trình vệ sinh, thường xảy ra trong các đợt mưa bão, lũ lụt, có thể làm tăng khả năng lây truyền bệnh. Tương tự như sốt thương hàn, bệnh tả có thể được ngăn ngừa bằng cách uống nước sạch và vệ sinh đầy đủ.
Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng gan rất dễ lây lan do Hepatovirus A (HAV) gây ra. Siêu virus này lây truyền qua nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm phân của người bệnh hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các triệu chứng của viêm gan A bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, khó chịu ở bụng, nước tiểu sẫm màu và vàng da hay vàng mắt. Các biện pháp như cải thiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm và tiêm phòng có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan A. Thực hành vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh viêm gan A.
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Ký sinh trùng được truyền sang người qua vết đốt của muỗi Anopheles cái nhiễm bệnh. Sốt rét gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nôn mửa và đau đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, sốt rét có thể gây vàng da, co giật, hôn mê hoặc tử vong. Dịch sốt rét sau lũ lụt là một hiện tượng được nhiều người biết đến, đặc biệt là ở những vùng lưu hành bệnh sốt rét. Theo dữ liệu của WHO, vào năm 1991, một trận động đất và lũ lụt nối tiếp nhau ở vùng Đại Tây Dương của Costa Rica và lũ lụt ở Cộng hòa Dominica vào năm 2004 đã dẫn đến bùng phát bệnh sốt rét. Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách ngăn ngừa muỗi đốt thông qua sử dụng màn chống muỗi và thuốc chống côn trùng, hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát muỗi như phun thuốc diệt côn trùng và tránh tình trạng ao tù nước đọng.
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền gây ra bởi virus Dengue, bệnh gây ra các triệu chứng như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn đến biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng. Virus Dengue thường lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Virus Dengue có thể lây truyền vào trong máu. Sốt xuất huyết Dengue nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong vòng vài giờ và thường khiến người bệnh phải nhập viện. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây. Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật nghiêm trọng và tử vong ở trẻ em và người lớn ở một số nước châu Á và châu Mỹ Latinh. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết là sốt kèm theo buồn nôn, nôn, phát ban và đau nhức ở mắt, cơ, xương khớp. Bạn nên sử dụng các chất đuổi côn trùng để tránh bị muỗi đốt.
Hạ thân nhiệt là một trường hợp cấp cứu y tế xảy ra khi cơ thể mất nhiệt nhanh hơn mức nhiệt cơ thể có thể tạo ra khiến nhiệt độ cơ thể giảm thấp nguy hiểm dưới 35 độ C. Trẻ em và người già có nhiều nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn khi mưa bão lũ lụt. Các triệu chứng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hạ thân nhiệt. Trong trường hợp hạ thân nhiệt nhẹ, người bệnh có biểu hiện rùng mình và trạng thái tinh thần lơ mơ. Trong trường hợp người bệnh bị hạ thân nhiệt vừa phải sẽ làm tăng nguy cơ lú lẫn, nói lắp và giảm phản xạ khi hết run. Trong trường hợp hạ thân nhiệt nghiêm trọng, da bị viêm lạnh, có thể xuất hiện ảo giác, thiếu phản xạ, đồng tử giãn, huyết áp thấp. Để phòng ngừa tình trạng hạ thân nhiệt bạn cần chuẩn bị và mặc đủ quần áo ấm và khô.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bệnh lây truyền trong mùa bão lũ và cách phòng ngừa
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.