Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn lưỡng cực 1 và 2

Rối loạn lưỡng cực 1 và 2 đều là những dao động trong tâm trạng nên sự khác biệt giữa chúng chỉ là mức độ nghiêm trọng hoặc cường độ của một thái cực cảm xúc ở trong pha đi lên như thế nào.

Chúng ta đều trải qua những thăng trầm của cuộc sống, từ việc thi thoảng tâm trạng buồn chán cho đến khi hưng phấn đến từ những sự cố cuộc sống hoặc những niềm hạnh phúc lớn lao. Tuy nhiên có những người dành phần lớn cuộc đời họ để có một tâm trạng ổn định và kiểm soát được hành vi của mình. Đó là những người bị rối loạn lưỡng cực. Để giữ cho mình luôn ở trong một tâm trạng ổn định đối với họ lại là cả một sự khó khăn to lớn. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Rối loạn lưỡng cực được phân thành hai loại là loại 1 và loại 2 được định nghĩa bởi việc một người mắc bệnh chuyển từ một thái cực này sang thái cực kia của tâm trạng. Ở cả hai tình trạng trên, bệnh nhân có thể chủ yếu là bị trầm cảm nặng nhưng cũng có thể cực kỳ hưng phấn. Nếu trầm cảm được coi là pha đi xuống của tâm trạng thì sẽ có lúc họ sẽ hưng phấn hơn so với bình thường được gọi là pha đi lên.

Sự khác biệt giữa rối loạn lưỡng cực 1 và lưỡng cực 2

Cả hai loại đều là những dao động trong tâm trạng nên sự khác biệt giữa chúng chỉ là mức độ nghiêm trọng hoặc cường độ của một thái cực cảm xúc ở trong pha đi lên như thế nào.

Ở rối loạn lưỡng cực loại 1, pha đi lên dữ dội và cực đoan hơn, có thể bao gồm các ảo giác hoặc không còn xuất hiện tính thực tế trong suy nghĩ và lời nói của người mắc bệnh. Đây được gọi là hưng cảm. Giai đoạn này có thể rất kich tính, bệnh nhân có thể gặp nhiều rắc rối trong pha này như việc mua sắm quá đà, hành vi liều lĩnh bốc đồng và có thể dẫn đến những hậu quả vi phạm về mặt pháp luật. Người ta thường cho rằng rối loạn lưỡng cực 1 là rối loạn hưng-trầm cảm điển hình.

Những người rối loạn lưỡng cực 1 thường có tâm trạng rất phấn khích khiến khi họ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng khó chịu, trong suốt giai đoạn này họ luôn có rất nhiều năng lượng và độ hoạt động cao. Ảo tưởng có thể là một phần trong bệnh này. Họ có thể tưởng tượng mình là đấng cứu thế, giáo hoàng, người tiên phong hoặc là tổng thống. Đó là một loại hưng cảm nguy hiểm cần phải nhập viện. Giai đoạn hưng cảm có thể kéo dài trên 7 ngày và triệu chứng có thể gồm:

  • Luôn có cảm giác rất phấn khích
  • Cảm giác hạnh phúc hoặc hưng phấn quá mức
  • Tăng năng lượng và kích động
  • Khó ngủ
  • Tự ái quá mức
  • Ý nghĩ tư tưởng ganh đua
  • Không tập trung
  • Ngủ rất ít
  • Tham gia vào quá nhiều hoạt động
  • Đưa ra những quyết định bốc đồng, mạo hiểm hoặc không thể đưa ra quyết định
  • Tăng động
  • Nói nhanh hơn bình thường
  • Nhẩy ý tưởng liên tục
  • Ham muốn tình dục tăng cao hoặc tham gia vào những hành vi tình dục liều lĩnh nguy hiểm
  • Niềm tin sai lầm mù quáng

Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực 1, chỉ cần người đó trải qua một lần giai đoạn hưng cảm, mà không nhất thiết phải trải qua giai đoạn trầm cảm.

Hưng cảm gây ra những rối loạn chức năng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cá nhân và những người xung quanh. Và những hành vi liều lĩnh bốc đồng của họ có thể phá hủy các mối quan hệ của họ. Hơn thế, rối loạn lưỡng cực 1 còn có giai đoạn trầm cảm thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Trong những giai đoạn đó, những người bị rối loạn lưỡng cực 1 có thể buồn, không có động lực và có thể muốn tự tử. Và trong lúc bị bệnh, người ta sẽ liên tục trải qua các giai đoạn trầm cảm thường xuyên rồi hưng cảm nhẹ hơn, rồi hưng cảm và hưng cảm hơn nữa.

Hưng cảm thấp ở rối loạn lưỡng cực 2

Trong rối loan lưỡng cực 2, giai đoạn tâm trạng đi lên có phần nhẹ hơn rối loạn lưỡng cực 1 và được gọi là hưng cảm thấp. Người mắc bệnh thực cảm thấy mình ổn một cách không bình thường và không coi đây là lúc mình mắc bệnh. Sự khác nhau cơ bản giữa rối loạn lưỡng cực 1 và 2 là cường độ của hưng cảm. Với rối loạn lưỡng cực 1 kinh điển, giai đoạn hưng cảm có xu hướng mất kiểm soát đến nỗi không thể thực hiện những bổn phận và chức năng hàng ngày như làm việc nhà hoặc làm việc. Kiểu hưng cảm này rất dễ gây sự chú ý.

Nhưng hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực 2 lại ít được chú ý hơn và cũng không kéo dài. Các triệu chứng của hưng cảm chỉ cần kéo dài trong 4 ngày và có thể gồm: tâm trạng được tăng lên, tăng sự cáu kỉnh, tự tin thái quá, tăng năng lượng, nói một cách điên cuồng, chuyển ý tưởng và hành vi rất nhanh, ngủ ít. Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực 2 cần ít nhất một giai đoạn trầm cảm nặng và có một giai đoạn hưng cảm nhẹ. Mặc dù không phải lúc nào cũng phân biệt được rõ triệu chứng của hưng cảm nặng hoặc nhẹ nhưng những người bị rối loạn lưỡng cực 2 vẫn thực hiện được những chức năng nói chung. Đó là thời gian mà người ta cảm thấy mình có nhiều năng lượng, sự sáng tạo, không cần ngủ và một tâm trạng cực kỳ tốt.  Những người hưng cảm nhẹ có thể gây khó chịu với những người xung quanh họ nhưng không có khả năng gây xáo trộn mạnh mẽ đến cuộc sống và hành vi như những người loại 1. Không ai mắc chứng lưỡng cực loại 2 đi gặp bác sỹ để khám cả mà thay vào đó họ thường đến vì bị trầm cảm.

Điều trị rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát và có phác đồ điều trị tốt. Biện pháp điều trị còn tùy thuộc vào loại  bệnh và những triệu chứng cụ thể mà một người mắc. Các loại thuốc ổn định cảm xúc thường được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị giai đoạn hưng cảm gồm có: Lithium carbonate (Eskalith, Lithobid), Depakote (sodium valproate), Lamictal (lamotrigine).

Thuốc chống loạn thần chẳng hạn như Seroquel (quetiapine) cũng có thể được sử dụng để ổn định tâm trạng. Những loại thuốc này giúp giữ tâm trạng của bệnh nhân không quá cao (hưng cảm) và cũng không quá thấp (trầm cảm). Nói cách khác, chúng giữ cho cảm xúc của một người ở trạng thái bình thường. Những người bị rối loạn lưỡng cực có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm thông thường nhưng cần rất cẩn thận. Thuốc chống trầm cảm không sử dụng đơn độc vì chúng dễ khiến cho người ta chuyển sang trạng thái hưng cảm. Vì vậy là luôn phải dùng cùng với thuốc ổn định tâm trạng. 
Việc điều trị rối loạn lưỡng cực 2 có thể có một chút phức tạp hơn mặc dù các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, thời gian diễn ra ngắn hơn và ít có triệu chứng hưng cảm nghiêm trọng.  Điều trị chứng này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ thường xuyên của hưng cảm thấp, mức độ nghiêm trọng của hưng cảm và mức độ chắc chắn của chẩn đoán. Thuốc có thể trùng lặp với rối loạn hưng cảm 1. Một điều quan trọng  khác đó là có nên sử dụng thuốc chống trầm cảm với thuốc ổn định tâm trạng hay không. Với rối loạn lưỡng cực 1 điều này là bắt buộc nhưng ở rối loạn lưỡng cực 2  giai đoạn hưng cảm có thể bị nhầm lẫn với việc tiến triển tích cực của tâm trạng người mắc. Liều thuốc cũng khá phức tạp. Thường thì liều cho rối loạn lưỡng cực 2 thấp hơn so với rối loạn lưỡng cực 1.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết các dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

 

Đào Ngọc -Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.usnews) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm