Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phụ nữ mang thai có thể ăn cá hồi hun khói?

Cá hồi hun khói (xông khói) là chế phẩm của cá hồi. Thông thường, cá hồi sẽ được hun bằng khói nóng hoặc lạnh. Mỗi phương pháp mang lại cho cá hồi một hương vị và kết cấu khác nhau. Thế nhưng, liệu cá hồi xông khói có phải là thực phẩm tốt cho bà bầu?

Cá hồi hun khói (xông khói) có phải thực phẩm tốt cho bà bầu?

Các loại cá hồi hun khói

Cá hồi rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi như i-ốt, vitamin B12 và D. Đáng chú ý, cá hồi là loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp nên sẽ giảm nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn cho bào thai.

Cá hồi hun khói được phân loại: cá hồi hun khói lạnh và cá hồi hun khói nóng. Cụ thể:

Hun khói lạnh không nhằm mục đích làm chín nên vẫn giữ nguyên kết cấu của miếng cá hồi tươi

- Hun khói lạnh: Cá hồi được xử lý khô và hun khói ở nhiệt độ là 21-32 độ C (70-90 độ F). Cá hồi hun khói lạnh không chín hoàn toàn, nên nó vẫn giữ được màu sắc hấp dẫn, độ mềm và hương vị đậm đà.

- Hun khói nóng: Cá hồi được xử lý bằng nước muối và hun khói ở nhiệt độ là 49 độ C (120 độ F) cho đến khi nhiệt độ bên trong của nó đạt 57 độ C (135 độ F) hoặc cao hơn. Bởi vì cá hồi hun khói nóng chín hoàn toàn, nên kết cấu thịt chắc và đậm vị khói.

Bà bầu ăn cá hồi hun khói có an toàn cho thai nhi?

Nhìn chung, cá hồi hun khói lạnh được hun khói ở nhiệt độ thấp, không chín hoàn toàn. Còn cá hồi hun khói nóng được hun khói ở nhiệt độ cao hơn và thường chín hoàn toàn. Do đó, khi phụ nữ mang thai ăn cá hồi hun khói lạnh sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ về sức khỏe như:

Nguy cơ cao nhiễm khuẩn listeria 

Trực khuẩn gây bệnh listeria là vi khuẩn gram dương, hiếu kỵ khí tùy tiện, có khả năng di động. Vi khuẩn listeria có trong nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm sống. Do đó, phụ nữ mang thai ăn cá hồi hun khói lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria cao gấp 18 lần so với người bình thường.

Bà bầu dễ bị nhiễm khuẩn liseria khi ăn cá hồi sống, cá hồi hun khói lạnh chưa được nấu chín hoàn toàn 

Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn liseria có thể bao gồm các triệu chứng như cúm, sốt, mệt mỏi và đau cơ. Bà bầu mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi qua nhau thai gây sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, viêm màng não, sảy thai và thậm chí khiến thai nhi tử vong. Vì vậy, bà bầu nên ăn cá hồi hun khói nóng ở nhiệt độ 74 độ C để đảm bảo vi khuẩn listeria đã bị tiêu diệt. 

Có thể gây ra giun ký sinh

Ăn cá hồi sống hoặc nấu chưa chín cũng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất trong cá hồi sống hoặc chưa nấu chín là sán dây. Sán dây có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy và giảm cân đột ngột. Điều này có thể khiến bà bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và tắc nghẽn đường ruột.

Cách tốt nhất để tiêu diệt ký sinh trùng như sán dây trong cá hồi là làm lạnh cá ở nhiệt độ -35 độ C (-31 độ F) trong 15 giờ hoặc đun nóng cá cho đến khi nhiệt độ bên trong đạt 63 độ C (145 độ F).

Hàm lượng natri cao

Do công đoạn sơ chế nên cá hồi hun khói có hàm lượng natri cao. Thông thường, trong 100g cá hồi hun khói có chứa đến 600-1.200mg natri. Trong khi, lượng natri khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là <2.000mg/ngày.

Bà bầu có thể ăn cá hồi hun khói nóng, nhưng ở mức độ vừa phải để hạn chế tiêu thụ nhiều natri

Chế độ ăn nhiều natri khi mang thai dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật. Cả hai vấn đề này đều gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. 

Tóm lại, cá hồi xông khói rất bổ dưỡng, nhưng phụ nữ mang thai cần tránh ăn cá hồi hun khói lạnh. Cá hồi chưa chín hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi. 

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phụ nữ mang thai có nên ăn cá hồi?

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm